Đột Quỵ Mùa Đông

Đột quỵ mùa đông luôn là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm hơn cả. Đặc biệt là đối với những ai đang mắc các bệnh lý tim mạch, người có sức đề kháng kém, người cao tuổi. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc xử lý đúng cách.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh cấp tính thường xảy ra khi xuất hiện hiện tượng mạch máu não bị vỡ hoặc tắc khiến máu lên não bộ thiếu oxy và dần bị ngưng trệ. Người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong.

Đột quỵ mùa đông là bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người
Đột quỵ mùa đông là bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người

Theo kết quả thống kê tại các bệnh viện ở Việt Nam cho biết, vào mùa đông số ca bệnh nhân bị đột quỵ tăng từ 15 - 20% so với mùa hè. Vậy nên, việc nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ để có những biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra chữ FAST - Phản ứng tức thời để nhận biết sớm nguy cơ và phổ biến bệnh đột quỵ mùa đông đến mọi người. Các triệu chứng đột qụy có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh nên bạn hãy chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Face (Khuôn mặt): Dễ nhìn thấy nhất của đột quỵ là mặt bệnh nhân bị mất căng bằng hoặc miệng bị méo sang một bên. Nếu nghi ngờ có thể hãy yêu cầu bệnh nhân cười để quan sát rõ hơn.
  • Arm (Tay): Dấu hiệu đầu tiên có thể là tê một bên tay, đi rớt dép, nhấc chân không lên,... Hay thậm chí là khó điều khiển tay chân theo chỉ đạo của não bộ. Để xác định chính xác, bệnh nhân được yêu cầu giơ hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì sẽ kết luận bên đó bị liệt.
  • Speech (Lời nói): Nhận biết sự bất thường của người bệnh trong đột quỵ. Rõ nhất là một số người đột quỵ nói không được tròn rõ chữ, hay thậm phát âm cũng khó khăn.
  • Time (Thời gian): Nếu thấy bệnh nhân xuất hiện cả 3 dấu hiệu ở trên, mọi người xung quanh cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:

  • Hoa mắt, thị lực giảm sút.
  • Mê sảng, hôn mê.
  • Đau đầu, nôn ói,...

Tùy thể trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người mà triệu chứng cảnh báo đột quỵ vào mùa đông có thể khác nhau. Bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể vì thời gian “vàng” của căn bệnh này là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ bệnh đột quỵ gây tổn thương tới hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây đột quỵ vào mùa đông

Trên thực tế, có hai nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đột quỵ là do tắc nghẽn động mạch (thiếu máu cục bộ) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ). Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm:

Yếu tố bệnh lý:

  • Tiền sử đã từng bị đột quỵ: Đây là những người có nguy cơ rất cao bị đột quỵ lần tiếp theo. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ giảm dần tỉ lệ mắc bệnh theo thời gian.
  • Bệnh tim mạch: Theo y khoa, người mắc các vấn đề về tim mạch như suy tim, hở van tim, nhịp tim không đều,... có nguy cơ bị đột quỵ ở mức cao hơn so với người bình thường.
  • Bệnh mỡ máu: Khi cholesterol tăng cao sẽ tích tụ trên thành động mạch và có thể tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não cực nguy hiểm.
  • Béo phì, thừa cân: Người bị thừa cân có thể dẫn đến nhiều bệnh mỡ máu, huyết áp làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Bị tiểu đường: Người bị đái tháo đường nếu không kiểm soát được chỉ số thì có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với người bình thường.
  • Huyết áp cao: Cao huyết áp gây sức ép và làm tổn thương thành động mạch. Đột quỵ xuất huyết có thể xảy ra khi chỉ số huyết áp của người bệnh tăng cao không được kiểm soát dẫn tới động mạch bị vỡ.
  • Lối sống không lành mạnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn uống không cân bằng các dưỡng chất, lười vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cao.

Bệnh đột quỵ thường gặp ở người lớn tuổi
Bệnh đột quỵ thường gặp ở người lớn tuổi

Yếu tố không thể thay đổi:

  • Giới tính: Nữ giới thường có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới.
  • Tuổi tác: Những người trên 55 tuổi trở lên có tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn.
  • Chủng tộc: Theo WHO người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với người da trắng.

Xem thêm: Đột Quỵ Sau Khi Tập Thể Dục: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Điều Trị

Cách phòng tránh bệnh đột quỵ mùa đông hiệu quả

Theo chuyên gia, phương pháp ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ chính là người bệnh được cấp cứu và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thực hiện lối sống lành mạnh là cách phòng tránh đột quỵ vào mùa đông hiệu quả, an toàn.

Luôn giữ ấm cơ thể

Vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh. Điều này làm chỉ số huyết áp tăng cao, tăng áp lực quá mạnh khiến mạch máu bị vỡ rất nguy hiểm. Vậy nên, không chỉ những người lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng cần chú ý mặc quần áo đủ ấm, làm ấm cơ thể thường xuyên trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.

Giữ ấm là điều cần thiết để tránh bị đột quỵ
Giữ ấm là điều cần thiết để tránh bị đột quỵ

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý mãn tính. Nên việc ăn gì, uống gì hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định bạn có dễ bị đột quỵ vào mùa đông hay không. Một số lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh đột quỵ hiệu quả:

  • Ăn nhiều các loại rau xanh, củ quả tươi để cơ thể hấp thụ nhiều vitamin, chất xơ có lợi.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, bổ sung thêm nước trái cây, sữa đậu nành.
  • Ăn nhiều trứng, hải sản, thịt trắng giúp bổ sung protein cần thiết cho cơ thể
  • Không ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,
  • Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,....
  • Giảm dần lượng natri khi nấu nướng và trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng nhiều các loại chất có cồn như bia, rượu.
  • Không ăn quá no dẫn đến lượng chất béo hấp thụ tăng cao gây nguy cơ béo phì.

Rèn luyện sức khỏe đúng cách

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ, hạn chế nguy cơ béo phì mà còn giúp giảm đến 25% đột quỵ.

Chuyên gia khuyên rằng người trưởng thành nên rèn luyện sức khỏe tối thiểu 150 phút/tuần. Một số môn thể thao được khuyến khích thực hiện là đi bộ, nhảy dây, bơi lội, đạp xe, tập gym, yoga. Lưu ý bạn nên làm quen với việc này theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ nặng đến nhẹ để cơ thể dần thích nghi và tránh bị chấn thương khi luyện tập.

Tập thể dục đều đặn là cách tăng cường sức khoẻ hiệu quả
Tập thể dục đều đặn là cách tăng cường sức khoẻ hiệu quả

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây là một trong những điều quan trọng phòng tránh đột quỵ vào mùa đông mà mọi người thường bỏ qua. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ sớm phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm gây đột quỵ và chủ động can thiệp giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Với những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ sinh hoạt  theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp kiểm soát tình trạng bệnh ở trong mức an toàn, không để các chỉ số vượt quá cao gây ra đột quỵ.

Đột quỵ mùa đông là vấn đề sức khỏe gây biến chứng nguy hiểm và đáng báo động. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh bạn hãy chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và tuân thủ biện pháp phòng ngừa. Hy vọng những thông tin Dr Beauty chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Bài đọc thêm: 

Câu hỏi thường gặp

Đột Quỵ Có Chữa Được Không?

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với bất kỳ ai. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi và hồi phục sau khi bị đột quỵ là rất thấp. Vậy bị  đột quỵ có chữa được không? Phòng ngừa và sơ cứu căn bệnh này...

Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào?

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kể cả sau khi bị đột quỵ người bệnh nếu cứu chữa được cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Rối loạn ngôn ngữ, suy...

Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không?

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy câu hỏi ở đây là trẻ em có bị đột quỵ không? Khi trẻ bị đột quỵ cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc...

Sản phẩm liên quan

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *