Đột Quỵ Khi Ngủ

Ngày nay đột quỵ khi ngủ là vấn đề sức khỏe không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà tỉ lệ các bạn trẻ bị mắc phải cũng ngày càng gia tăng. Bệnh lý trên nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là cướp đi tính mạng của bệnh nhân. Cùng DrVitamin tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu nhận biết đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bộ có dấu hiệu tắc nghẽn, suy giảm hoặc gián đoạn. Khi đó não sẽ bị thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến các tế bào có dấu hiệu chết trong vài phút. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến có thể gặp bất cứ ở độ tuổi nào hiện nay.

Người bị đột quỵ cần được cấp cứu và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Phát hiện người bị đột quỵ đã khó, phát hiện ra tình trạng đột quỵ khi ngủ lại càng khó hơn. Vì bạn không thể xác định chính xác được khi nào bệnh khởi phát.

Tình trạng đột quỵ không phổ biến nhưng vẫn có thể gặp ở những bạn trẻ
Tình trạng đột quỵ không phổ biến nhưng vẫn có thể gặp ở những bạn trẻ

Tuy nhiên khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần chú ý vì có thể là những cảnh báo của bệnh đột quỵ khi đi ngủ:

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt

Không phải bất cứ ai có triệu chứng hoa mắt chóng mặt là sẽ bị đột quỵ khi ngủ. Nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm máu lên não bộ, người bệnh dễ bị choáng váng đầu óc, nhất là khi đứng lên ngồi xuống đột ngột. Đặc biệt là hoạt động của các bộ phận trên cơ thể sẽ bị giảm sút vào ban đêm.

Một số trường hợp còn phải đối mặt với cơn đau đầu dữ dội gây tình trạng tắc nghẽn máu não làm tổn thương đến sức khỏe tổng thể. Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ trong khi ngủ.

Người thường xuyên bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Cơ thể mệt mỏi, stress, buồn nôn, cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng là những triệu chứng khiến bạn khó có thể ngủ sâu giấc. Khi đó, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Những dấu hiệu của tình trạng này rất có thể là đang cảnh báo tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

Chảy nước dãi khi ngủ

Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ mà mọi người thường bỏ qua chính là tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. Nhất là khi tình trạng này xảy ra ở một bên thì bạn cần đặc biệt cảnh giác. Đây là dấu hiệu cho thấy vùng vỏ não đang bị ảnh hưởng do cơ thể thiếu máu, thiếu oxy, xơ cứng động mạch. Từ đó làm chức năng của các bộ phận dưới lưỡi bị rối loạn kéo dài.

Chảy nước miếng khi ngủ cũng có thể là báo hiệu căn bệnh đột quỵ
Chảy nước miếng khi ngủ cũng có thể là báo hiệu căn bệnh đột quỵ

Tê bì chân tay có thể là đột quỵ khi ngủ

Cơ thể bị tê cứng trong lúc ngủ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe, nghiêm trọng hơn có thể là đột quỵ khi ngủ. Chân tay là những vị trí ở xa trái tim hất, nên quá trình lưu thông máu có thể bị tác động đến cơ quan này xảy ra vấn đề. Do đó, nếu thường xuyên thấy chân tay bị tê cứng vào mỗi buổi sáng thì bạn cần kiểm tra sức khỏe để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng xấu đi.

Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng báo hiệu bệnh đột quỵ mà người bệnh không nên chủ quan như: Mắt mờ, khó phát âm, giọng nói ngọng bất thường, cử động khó khăn, chân tay bị liệt một phần,...

Xem thêm: Đột Quỵ Khi Tắm Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa 

Nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Trước khi tìm hiểu cách phòng tránh đột quỵ trong lúc ngủ, bạn hãy xác định được nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý nguy hiểm này. Từ đó có thể chủ động ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc phải đột quỵ.

Tắm quá khuya sau 22h

Tình trạng đột quỵ khi tắm khuya những năm trở lại đây đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là thường gặp ở những bạn trẻ. Bởi việc tắm muộn sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể đột ngột thay đổi, mạch máu co lại ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Từ đó làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não khi ngủ lên cao.

Hạn chế việc tắm đêm để tránh cơ thể bị sốc nhiệt, nhồi máu cơ tim
Hạn chế việc tắm đêm để tránh cơ thể bị sốc nhiệt, nhồi máu cơ tim

Thói quen ăn đêm

Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế đây lại là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ vào ban đêm. Ăn đêm, đặc biệt là tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Thói quen này kéo dài dễ làm tăng nồng độ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân thúc đẩy hiện tượng xơ vữa động mạch dẫn đến chứng đột quỵ trong khi ngủ.

Sử dụng nước có cồn trước khi ngủ

Uống rượu, bia trước lúc ngủ cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ. Hệ thần kinh của bạn bị kích thích, huyết áp tăng đột ngột, mạch máu bị tổn thương và dễ xảy ra tình trạng cục máu đông dẫn đến đột quỵ.

Tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài

Tâm trạng, tinh thần của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Nếu cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ làm cho hệ thần kinh bị kích thích. Từ đó tỷ lệ co thắt mạch máu não và nguy cơ bị đột quỵ trong khi ngủ cũng tăng cao hơn.

Tránh để cơ thể làm việc quá sức, mệt mỏi
Tránh để cơ thể làm việc quá sức, mệt mỏi

Cách phòng ngừa đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ vào ban đêm khi ngủ thường khó phát hiện ra để kịp thời xử lý. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách xây dựng thói quen sống khoa học và lành mạnh hơn.

Điều chỉnh giấc ngủ khoa học

Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng 83% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ so với ngủ đủ giấc 8 tiếng. Theo chuyên gia, mọi người nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23h và ngủ ít nhất 6 - 8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ ngon đến sáng chính là liều thuốc tự nhiên an toàn giúp phòng chống đột quỵ khi ngủ.

Tập luyện thể thao thường xuyên

Một cơ thể mạnh khỏe chắc chắn sẽ giảm thiểu được việc mắc các bệnh lý mãn tính, phòng chống đột quỵ. Mỗi ngày bạn chỉ cần tập thể dụng, chơi các bộ môn vận động ít nhất 30 phút để tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao thể lực.

Rèn luyện sức khoẻ thường xuyên giúp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ
Rèn luyện sức khoẻ thường xuyên giúp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ

Chế độ ăn uống khoa học

Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, giúp bạn tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ gặp các bệnh lý nền liên quan đến đột quỵ. Đặc biệt, cơ thể bạn cũng xây dựng được một lá chắn vững chắc giúp ngăn ngừa được các tác động xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Hãy xây dựng chế độ ăn đủ bữa, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, bổ sung vitamin cần thiết. Đồng thời hạn chế ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, sử dụng thức uống có chứa chất kích thích.

Học cách kiểm soát cảm xúc

Khi cơ thể thường xuyên phải lo lắng, tức giận, buồn bã, mệt mỏi sẽ kích thích sản sinh adrenaline làm rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng đột quỵ khi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, việc cảm xúc được kiểm soát theo hướng tích cực là điều rất quan trọng.

Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần là việc cần thiết mà bất cứ ai cũng nên làm. Không chỉ để phát hiện sớm những yếu tố gây bệnh đột quỵ mà còn để bản thân bạn hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám bệnh càng sớm càng tốt.

Đột quỵ khi ngủ là bệnh lý rất khó để phát hiện và kiểm soát. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên hãy đến cơ sở Y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Nội dung hấp dẫn: 

Câu hỏi thường gặp

Đột Quỵ Có Chữa Được Không?

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với bất kỳ ai. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi và hồi phục sau khi bị đột quỵ là rất thấp. Vậy bị  đột quỵ có chữa được không? Phòng ngừa và sơ cứu căn bệnh này...

Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào?

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kể cả sau khi bị đột quỵ người bệnh nếu cứu chữa được cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Rối loạn ngôn ngữ, suy...

Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không?

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy câu hỏi ở đây là trẻ em có bị đột quỵ không? Khi trẻ bị đột quỵ cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc...

Sản phẩm liên quan

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *