Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mạn tính với những tổn thương cơ bản ở màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên với những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khá rõ rệt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể phá hủy và làm tổn thương đến hệ thống xương khớp và nhiều bộ phận khác trên cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp (tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis). Đây là một bệnh lý mãn tính xảy ra do các rối loạn tự miễn xúc tác hình thành. Khi hệ thống miễn dịch tấn công ngược lại vào các mô của chính cơ thể sẽ gây sưng viêm tại các khớp. Triệu chứng của bệnh thường xảy ra tại vùng khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.

Bệnh thường gặp ở những người nằm trong độ tuổi từ 40-50 tuổi. Ban đầu triệu chứng bùng phát cấp tính với những biểu hiện cơ bản như đau nhức ở các khớp. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ phát triển sang thể mãn tính. Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây tổn thương đến cấu trúc các khớp mà còn phá hủy hệ thần kinh nối liền các khớp và xương. Ngoài ra bệnh nhân cũng phải đối mặt với các vấn đề về da, mắt, tim, phổi, mạch máu,...

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính xảy ra do các rối loạn tự miễn xúc tác hình thành
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính xảy ra do các rối loạn tự miễn xúc tác hình thành

Viêm khớp dạng thấp khiến lớp niêm mạc bị phá hủy, dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp. Nếu tình trạng viêm khớp xảy ra ở bàn tay, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc viết lách, gõ bàn phím, lái xe, mở nắp chai lọ,.... Nếu tình trạng này xảy ra ở mắt cá chân, khớp gối hoặc những khu vực xung quanh bàn chân sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại vận động.

Viêm khớp dạng thấp không phải là một căn bệnh phổ biến. Trung bình cứ khoảng 100 người trưởng thành sẽ có từ 1-5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, do đó cần được phát hiện và điều trị sớm. Mặc dù bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu được điều trị tích cực ngay từ đầu sẽ làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng gây tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Hiện nay các loại thuốc mới cũng đã được cải tiến đáng kể, đem lại hiệu quả cao trong điều trị cho người bị viêm khớp dạng thấp.

Các giai đoạn của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia thành các giai đoạn khác nhau. Ở mỗi một giai đoạn sẽ có những thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, đồng thời mỗi giai đoạn sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau cứng khớp, sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô của khớp bị sưng lên. Tuy phần xương không bị ảnh hưởng nhưng màng hoạt dịch của khớp lại bị tổn thương.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương tại sụn khớp. Sụn ​​chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Những tổn thương ở sụn khớp sẽ khiến người bệnh bị đau và hạn chế trong việc vận động.
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh viêm khớp dạng thấp đã tiến triển đến giai đoạn 3 có nghĩa là tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng. Tại thời điểm này, những tổn thương không chỉ lan đến sụn mà còn ảnh hưởng đến cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương sẽ dễ cọ xát với nhau, khiến tình trạng sưng đau ở khớp gia tăng. Xương bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới biến dạng, khiến người bệnh bị yếu cơ và mất dần khả năng vận động.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn 4, các khớp đã gần như không thể hoạt động được nữa khiến bệnh nhân sưng đau cứng khớp và mất hẳn khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp, dẫn đến tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Như đã đề cập bên trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi cơ thể bị rối loạn hoạt động miễn dịch. Nếu như bình thường hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động do vi khuẩn, virus gây ra thì khi bộ máy này bị rối loạn sẽ tấn công ngược lại các trung khu thần kinh, da, khớp và các mô của chủ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các khớp xương sẽ bào mòn bề mặt cấu trúc. Tình trạng này nếu diễn biến lâu dài sẽ khiến xương khớp bị viêm nhiễm, sưng đau và xơ cứng. Các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng rối loạn miễn dịch, làm khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể kể đến như:

Nguyên nhân do bệnh lý:

  • Yếu tố di truyền: Những người sinh trưởng trong gia đình từng có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, zona thần kinh hay bệnh dị ứng,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khác.
  • Hệ thống miễn dịch: Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra ở hơn 70% những người có hệ miễn dịch kém. Tình trạng này gia tăng nhiều hơn ở những bệnh nhân lạm dụng thuốc Tây y hoặc các loại thuốc chống trầm cảm.
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn gây rối loạn hệ thống miễn dịch, điều này xảy ra khi người bệnh nhiễm phải các virus và vi khuẩn gây bệnh như parvo virus, epstein- barr virus,...
  • Người bệnh bị chấn thương: Người từng bị gãy xương, trật khớp, hoặc gặp phải các tổn thương ở dây chằng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và rối loạn miễn dịch.

Nguyên nhân do sinh lý:

  • Giới tính: Nữ giới nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới gấp 2-3 lần.
  • Độ tuổi: Những người bước qua tuổi 40 thường có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao hơn so với những lứa tuổi khác.
  • Thói quen trong sinh hoạt: Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
  • Trọng lượng cơ thể: Những người bị thừa cân, béo phì, ít vận động, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch kém,... thường dễ bị mắc viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý về xương khớp khác.

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng rất dễ nhận biết. Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh bao gồm:

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, cơn đau lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, cơn đau tăng dần lên vào lúc nửa đêm gần sáng, chỉ giảm đau khi nghỉ ngơi.
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, những cơn đau thường kéo dài trên 1 giờ.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh có thể bị sốt (hoặc không).

Người bệnh có dấu hiệu sưng đau tại các khớp
Người bệnh có dấu hiệu sưng đau tại các khớp

Triệu chứng thực thể tại khớp:

  • Người bệnh có cảm giác sưng, đau, nóng tại khớp, ít khi tấy đỏ. Tình trạng sưng có thể do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp.
  • Viêm khớp có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm hay gặp như: Cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu vai, hàng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân.
  • Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu của bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ.
  • Nếu không được điều trị sớm và tích cực, người bệnh sẽ bị dính khớp, biến dạng các khớp viêm do những tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng. Từ đó gây bán trật khớp thậm chí tàn phế. Các kiểu biến dạng gồm có: Bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay hình cổ cò, ngón tay người thợ thùa khuyết,...

Triệu chứng ngoài khớp:

  • Hạt thấp dưới da: Tỷ lệ người bệnh xuất hiện triệu chứng này là khoảng 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè nhiều như khuỷu tay, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân.
  • Achilles: Triệu chứng này thường gặp ở những người bị viêm khớp dạng thấp nặng, bệnh tiến triển nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên có rất ít trường hợp xuất hiện các hạt thấp dưới da. Đặc điểm của những hạt này là có mật độ chắc, thường gắn dính vào màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2cm, xuất hiện thành từng đám.
  • Tổn thương mắt: Người bệnh xuất hiện triệu chứng viêm khô kết mạc, một phần hội chứng Sjogren. Có thể dẫn đến tình trạng viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng nếu bệnh tiến triển nặng.
  • Tổn thương phổi: Xuất hiện nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, gây viêm phế quản hoặc tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm van tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
  • Hội chứng Felty: Khám lâm sàng thấy giảm lượng bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren, thường là biểu hiện toàn thân, đang tiến triển.
    Hiếm gặp hiện tượng tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Thiếu máu: Khi bị viêm khớp dạng thấp kéo dài sang thể mãn tính, người bệnh có thể bị tăng tiểu cầu, số lượng bạch cầu có thể không thay đổi hoặc tăng nhẹ.
  • Tăng tốc độ máu lắng và CRP: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng đọng hồng cầu tăng hoặc protein phản ứng C (CRP). Các yếu tố này cho thấy trong cơ thể có sự hiện diện của các yếu tố gây viêm. Nếu trong máu có các kháng thể peptide citrullated chống cyclic cao thì khả năng người bệnh bị mắc viêm khớp dạng thấp càng cao. Chẩn đoán qua xét nghiệm máu đưa ra kết luận tương đối chính xác về mức độ viêm khớp.
  • Yếu tố dạng thấp (RF): Là các globulin miễn dịch kháng lại đoạn Fc của phân tử Globulin lgE. Có đến 50-75% người bị viêm khớp dạng thấp có RF dương tính thường là ở những bệnh nhân có HLA-DR4 và thể bệnh nặng, tiến triển nhanh,... Hiện giá kháng thể RF cao được xem là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.
  • Kháng thể kháng CCP: Anti-CCP tăng cao được xem là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh. điều này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp do xét nghiệm có độ đặc hiệu cao lên đến 98%.
  • Tổn thương tim mạch: Người bệnh bị viêm màng tim, viêm van tim, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
  • Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh: X-quang viêm khớp dạng thấp thấy rõ hình ảnh khớp bị bào mòn, khớp có hốc, khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Hình ảnh trên X-quang cho thấy các khớp bị biến dạng do viêm khớp dạng thấp gây ra
Hình ảnh trên X-quang cho thấy các khớp bị biến dạng do viêm khớp dạng thấp gây ra

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp được coi là một bệnh lý tự miễn nguy hiểm. Do những biến chứng của nó vô cùng phức tạp, người bệnh cần nhiều thời gian để điều trị và phục hồi. Hầu hết các trường hợp diễn biến nghiêm trọng hoặc phát triển thành dạng mãn tính đều do người bệnh chủ quan trong việc thăm khám và điều trị ở những ngày đầu.

Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến rất chậm, thời gian phát triển bệnh có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn. Những biến chứng của bệnh thường rất khó phục hồi, có đến 15% người bệnh đã bị tàn phế do biến chứng của bệnh viêm khớp gây ra. Trong đó có những trường hợp gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh, gây rối loạn tâm thần, trầm cảm,...

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của người bệnh, gây viêm, sưng đau ở khớp trong thời gian dài, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và xói mòn xương. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày như: Di chuyển các ngón tay, mang vác vật nặng, mặc quần áo, viết lách… Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp và phá hủy các mô xung quanh khớp. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp, khiến việc vận động bị trì trệ, các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh viêm đa khớp dạng làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của người bệnh
Bệnh viêm đa khớp dạng làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của người bệnh

Cụ thể bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những hệ lụy như:

  • Biến chứng về mắt: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc hội chứng khô mắt và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng ở miệng: Hội chứng Sjogren thường gặp ở những người bị viêm khớp dạng thấp khiến độ ẩm trong miệng bị giảm.
  • Nhiễm trùng: Việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của bệnh nhân bị viêm khớp.
  • Những vấn đề về đường tiêu hóa: Việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng viêm corticoid có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ruột.
  • Biến chứng ở phổi: Viêm khớp dạng thấp làm tăng biến chứng xơ sẹo phổi, gây tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ và gây viêm lớp niêm mạc phổi hoặc tăng áp trong phổi.
  • Những vấn đề về tim mạch: Người bị viêm khớp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau tim cao hơn rất nhiều so với những người bình thường khác.
  • Tổn thương thần kinh: Người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về thăng bằng.
  • Viêm mạch máu: Mạch máu thường bị thu hẹp lại và yếu hơn khiến quá trình lưu thông của dòng máu bị ảnh hưởng.
  • Loãng xương: Một số thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương. Bên cạnh đó việc đau khớp cũng khiến người bệnh ít vận động, di chuyển, điều này làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương.
  • Mắc các bệnh ung thư khác: Do sự thay đổi của hệ thống miễn dịch khiến người bệnh dễ bị mắc bệnh ung thư hạch và các bệnh ung thư khác.

Các phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay y học vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hoàn toàn. Các phương pháp trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh được các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng:

Điều trị bằng y học hiện đại

Một số phương pháp điều trị bằng y học hiện đại bao gồm:

Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp. Một số loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp sau đây người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm cho bệnh nhân bị viêm khớp. NSAID không kê đơn bao gồm các loại thuốc: Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve). Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Kích ứng dạ dày, gây ra các bệnh tim mạch, tổn thương thận, máu khó đông, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Thuốc Corticosteroid: Các loại thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm viêm đau và làm chậm tổn thương khớp ở thể cấp tính. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Loãng xương, tăng cân, tiểu đường.
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): DMARD bao gồm các loại thuốc: Methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine). Thuốc có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp các khớp và mô tránh khỏi những tổn thương vĩnh viễn. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: Tổn thương gan, ức chế tủy xương, nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học được sử dụng trong điều trị viêm khớp bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, thuốc ức chế tế bào T. Thuốc này được sử dụng chủ yếu cho trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc khác, giúp điều trị thành công cho nhiều ca bệnh khó.

Việc dùng thuốc Tây y như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
Việc dùng thuốc Tây y như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Phẫu thuật

Các trường hợp sử dụng thuốc không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương xương khớp có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để sửa chữa lại các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp, đồng thời làm giảm đau và cải thiện chức năng vận động.

Một số phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi để loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp (synovium). Phương pháp này được áp dụng đổi các loại khớp trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Tình trạng sưng viêm và tổn thương khớp có thể khiến cho gân xung quanh khớp bị lỏng hoặc vỡ. Khi đó việc phẫu thuật sẽ giúp sửa chữa các đường gân quanh khớp của bạn.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật nối cầu chì có thể được áp dụng để dụng để giúp làm ổn định hoặc điều chỉnh khớp và để giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn.
  • Thay thế toàn bộ khớp: Phẫu thuật loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, sau đó chèn thay thế một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa.

Chữa viêm khớp bằng mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian cũng được áp dụng trong điều trị bệnh viêm khớp mà bạn có thể tham khảo:

  • Lá ngải cứu: Theo Y học cổ truyền lá ngải cứu có mùi hăng, vị đắng và tính ấm. Loại dược này có vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 năm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước. Cho vào nồi đun với nước để uống trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 2 tuần sẽ nhận được kết quả tốt.
  • Lá lốt: Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, giúp ôn trung, tán hàn, giảm đau lưng, đau khớp. Để chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt hiệu quả, người bệnh nên phơi khô khoảng 15g lá lốt, sau đó rửa sạch cho hết bụi bẩn. Đến khi ráo nước thì cho vào nồi đun lấy nước để uống trong ngày. Bạn nên uống sau khi ăn và uống khi nước còn nóng. Sau khoảng 10-15 ngày sẽ thấy những cơn đau được thuyên giảm.
  • Gừng, muối và hành tây: Gừng được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp nhờ có đặc tính giảm đau, kháng viêm. Người bệnh chuẩn bị một củ gừng, hành tây và một ít muối hạt cùng một chiếc túi vải. Bạn rang muối trong khoảng 10 phút rồi cho vào túi vải, cắt thêm vài lát gừng và một ít hành tây cho vào. Sử dụng túi muối vừa chuẩn bị để đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả tốt.
  • Cây trinh nữ: Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, là một nguyên liệu được dân gian sử dụng trong điều trị các bệnh như đau lưng, đau cột sống, đau vai gáy. Bạn chỉ cần chuẩn bị 120g rễ cây trinh nữ, phơi khô, tẩm rượu rồi mang đi sao khô. Cuối cùng bạn cho vào ấm sắc với 800ml nước trắng, sắc đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Thuốc dùng trong ngày, liên tục trong 5 ngày sẽ giúp bệnh nhanh tiến triển.

Cây xấu hổ được dân gian sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp
Cây xấu hổ được dân gian sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp

Sử dụng thực phẩm chức năng

Người bệnh có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Dưới đây là một số sản phẩm mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp

Blackmores Glucosamine là thực phẩm chức năng có tác dụng giúp tăng cường Glucosamine - một chất dịch nhầy có tác dụng giúp bôi trơn các khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Viên uống chủ yếu được chiết xuất từ các loại cua biển, tôm hùm nên rất an toàn cho sức khỏe. Sử dụng viên uống Blackmores Glucosamine mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng phá hủy sụn khớp, giảm khô khớp và giúp hấp thu canxi một cách tốt hơn.

  • Jex Max hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Jex Max Peptan là một trong những sản phẩm hỗ trợ làm giảm đau xương khớp và làm chậm quá trình phát triển của bệnh hiệu quả. Sản phẩm có chứa hàm lượng lớn chất Peptan, đây là một loại Peptide cao cấp có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp hỗ trợ phục hồi những tổn thương tại khớp, tăng sức bền của xương và giảm tình trạng loãng xương. Viên uống Jex Max đã được rất nhiều người dùng tin tưởng sử dụng và đánh giá cao.

  • Glucosamine Orihiro tăng cường sức khỏe xương khớp

Glucosamine Orihiro 1500mg là thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhờ cơ chế giảm đau, tái tạo dịch khớp, Glucosamine Orihiro mang đến công dụng như giúp làm giảm sự phá hủy của xương khớp khi bước vào độ tuổi trung niên, giúp làm giảm đau nhức ở những người bị viêm khớp mãn tính, ngăn ngừa loãng xương và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Mỗi ngày uống 10 viên sẽ giúp xương khớp của bạn hoạt động linh hoạt hơn.

  • Viên uống Double Strength Glucosamine Chondroitin & MSM Joint Soother®

Với những người gặp các vấn đề về xương khớp việc sử dụng viên uống Double Strength Glucosamine Chondroitin & MSM Joint Soother® mỗi ngày sẽ giúp xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cung cấp thêm nhiều vitamin D, canxi,... cải thiện các vấn đề về đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, giúp cho việc vận động được dễ dàng hơn.

Double Strength Glucosamine Chondroitin & MSM Joint Soother® giúp người bệnh giải quyết các vấn đề về xương khớp
Double Strength Glucosamine Chondroitin & MSM Joint Soother® giúp người bệnh giải quyết các vấn đề về xương khớp

Một số phương pháp chữa bệnh hiệu quả khác

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng thêm một số phương pháp điều trị bệnh xương khớp khác như:

  • Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có tác dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện, điều trị bệnh viêm khớp từ căn nguyên gốc rễ. Theo đó, một số loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp đó là: Tơ hồng xanh, gối hạc, phòng phong, dây đau xương, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, hy thiêm, độc hoạt, chi mẫu, xích đồng, hạnh phúc, cà gai, bách bộ, cành sung, bồ công anh, hoàng kỳ, nhân trần, ba kích, kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài đất,... Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y được đánh giá là an toàn, hiệu quả, có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm, buộc người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

  • Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu với những bài tập chống co rút gân, dính khớp, teo cơ sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị. Các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh kết hợp việc dùng thuốc với các bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Các bài tập nên thực hiện với độ khó tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý khớp. Các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp bao gồm: Giảm đau bằng thủy lực; Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt 250W; ngâm chân với nước nóng,...

Thực đơn dinh dưỡng cho người bị viêm khớp dạng thấp

Đối với người bị viêm khớp dạng thấp có một số loại thực phẩm mà bạn nên và không nên ăn để bệnh nhanh được cải thiện, cụ thể như:

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Người bị các bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp bạn nâng cao được thể trạng và duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, giúp giảm áp lực lên xương khớp. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh viêm khớp nên bổ sung:

  • Rau xanh và trái cây tươi: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc như: Súp lơ, bắp cải, cải xanh, cần tây, bí xanh, rau chân vịt, cà chua, cà rốt, hay nấm…. Một số loại rau thơm như như hành, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp cũng đều là những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân bị viêm khớp.
  • Thực phẩm giàu protein: Người bệnh nên chọn những nguồn protein ít chất béo như thịt gà, thịt nạc, cá và đậu. Với các sản phẩm sữa cũng nên chọn những loại sữa ít béo hoặc không béo.
  • Thực phẩm giàu acid béo hệ Omega-3: Một số loại cá biển có chứa hàm lượng acid béo Omega 3 cực lớn như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Ngoài ra, một số loại dầu cá cũng giúp loại bỏ tình trạng cứng khớp và làm giảm tình trạng đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính.
  • Thực phẩm giàu Vitamin: Một số loại vitamin C, D, E có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương,... vào thực đơn mỗi ngày của mình.
  • Dầu oliu: Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dầu oliu chứa rất nhiều chất Polyphenol, loại chất này có tác dụng giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở các khớp. Chính vì vậy người bệnh nên bổ sung dầu oliu vào chế độ dinh dưỡng của mình mỗi ngày.

Người bệnh nên sử dụng nhóm thực phẩm giàu omega 3
Người bệnh nên sử dụng nhóm thực phẩm giàu omega 3

Người bệnh viêm khớp không nên ăn gì?

Bên cạnh đó cũng có những loại thực phẩm mà người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh. Bởi chúng có thể làm gia tăng tình trạng sưng viêm và đau nhức ở khớp. Sau đây là những loại thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng khi bị viêm khớp dạng thấp.

  • Thịt đỏ: Chất béo bão hòa có trong thịt đỏ gây ra phản ứng viêm trong cơ thể và làm gia tăng tình trạng sưng và đau khớp. Do đó người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán: Thức ăn được đóng gói sẵn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó những thực phẩm chiên rán không chỉ chứa nhiều chất béo có hại mà còn gây oxy hóa và làm tăng tình trạng sưng viêm.
  • Carbohydrate tinh chế, đường, sữa: Carbohydrate tinh chế có khả năng tạo ra các hóa chất tiền viêm cytokine, gây ra những cơn đau viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu calo, chứa nhiều đường cũng khiến bạn tăng cân, làm gia tăng áp lực đối với hệ xương khớp. Ở một số người, các triệu chứng của viêm khớp còn bùng phát do casein - một loại protein có trong sữa.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Thức ăn chứa nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển.
  • Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có ga đều là những nguyên tố thúc đẩy bệnh viêm khớp dạng thấp phát triển. Các nghiên cứu đã tìm thấy các chất gây viêm IL-6 hoặc interleukin-6 có liên quan đáng kể với việc hút thuốc, rượu bia và cả những loại nước ngọt có ga.
  • Thực phẩm chứa gluten: Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp nên cắt giảm những thức ăn có chứa nhiều gluten như: Lúa mì, lúa mạch đen, bia, các loại bánh ngọt, kẹo, bánh quy,...

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những tổn thương mang tính hệ thống. Do đó, những trường hợp phát hiện muộn thường gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, khiến cho việc điều trị càng thêm phức tạp. Để chủ động phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng do bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra, người bệnh cần tuân thủ những phương pháp phòng bệnh sau:

  • Tăng cường luyện tập thể thao điều độ

Việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách sẽ giúp đảm bảo cho xương khớp luôn được chắc khỏe. Để đáp ứng được việc phòng và điều trị bệnh, bạn cần lựa chọn những bài tập phù hợp với thể lực của mình. Duy trì được việc tập luyện đều đặn với cường độ hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và cải thiện sức đề kháng. Mỗi ngày, bạn hãy dành ra khoảng 45 phút để tập luyện. Một số bộ môn thể thao thích hợp dành cho người bị viêm khớp như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,...

Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để phòng tránh và cải thiện các vấn đề về xương khớp
Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để phòng tránh và cải thiện các vấn đề về xương khớp

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp xuất phát từ sự rối loạn trong chính hệ thống miễn dịch của người bệnh. Do đó, cách phòng bệnh đầu tiên chính là chăm sóc xương khớp bằng chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể, trong thực đơn hằng ngày của mình, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: Vitamin C, Vitamin D, Axit béo omega-3, Canxi, Photpho, Kali,... từ các loại thực phẩm như: Rau xanh, trái cây, hải sản (tôm, cua, ốc, cá biển,...). Ngoài ra bạn cũng nên cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày để các khớp xương linh hoạt hơn.

  • Điều trị dứt điểm các vấn đề về xương khớp

Ở những người có tiền sử bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, tổn thương khớp do chấn hoặc bệnh lý cần chữa bệnh dứt điểm cần áp dụng các phương pháp phòng ngừa các ổ viêm hình thành sau những tổn thương ban đầu. Ngoài ra, người bệnh cũng nên dùng các loại thuốc bảo vệ màng bao dịch khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, giảm sưng phù chân và hạn chế những tổn thương tại các khớp ngoại biên rất rõ rệt.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám và điều trị đúng cách dẫn đến bệnh nhanh chuyển biến sang thể nặng. Bệnh lý này dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tỷ lệ tàn phế cao nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Do đó việc nhận biết bệnh từ sớm là điều vô cùng quan trọng, người bệnh hãy chú ý theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể để chủ động tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp.

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *