Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh rất dễ gặp phải, còn có tên gọi khác là trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit dạ dày. Loại bệnh này tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại dễ gây nhiều biến chứng. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện được bệnh, nguyên nhân và cách chữa trị là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp thông qua bài biết dưới đây.

Bệnh trào ngược dạ dày là sao? Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, bất kể ai cũng có thể mắc phải. Chứng bệnh này là do tình trạng các chất dịch như HCl, pepsin, dịch mật,... Trong dạ dày lẫn với thức ăn trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, gây tổn thương hầu, họng và thực quản. Bệnh có tên tiếng anh là “Reflux of the Stomach”. Chứng bệnh này có rất nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược axit dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày HP cũng là bệnh lý tương tự như bệnh dạ dày trào ngược. Tuy nhiên so với điều trị bệnh dạ dày trào ngược thông thường, thì tình trạng này thường khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng hơn. Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản cho kết quả dương tính với HP, thì kết luận đó là bệnh trào ngược dạ dày vi khuẩn HP.

Trào ngược dạ dày biểu hiện qua những dấu hiệu nào?

Biểu hiện của bệnh dễ thấy nhất là hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua do acid trào ngược. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát, khó chịu sau cổ, thường xảy ra sau khi ăn xong hoặc nằm ở tư thế nằm nghiêng, dịch sẽ ợ lên miệng và có vị chua. Thậm chí vào buổi sáng, khi vừa thức dậy, người bệnh cũng sẽ có thể buồn nôn và nôn do axit trào ngược từ dạ dày gây kích thích ở họng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp phải khi bị bệnh là:

  • Đau tức ngực thượng vị: Người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt vùng ngực, đè ép xuyên qua lưng và cánh tay.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Có thể đắng miệng, thậm chí khó nuốt khi ăn do thực quản bị tổn thương.
  • Khản họng và ho: Khi axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản và họng gây nên tình trạng viêm họng và khàn giọng.

Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng của bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do cơ thắt thực quản bị suy yếu, giãn ra bất thường khiến cho axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Ngoài ảnh hưởng do hoạt động của cơ thắt, còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn những thực phẩm có tính axit khi đói, những món ăn nhanh hoặc đi ngủ ngay sau khi vừa ăn no là nguyên nhân chính gây ra áp lực cho cơ thắt thực quản dưới, gây chứng dạ dày trào ngược.
  • Ảnh hưởng của viêm loét dạ dày, tá tràng: Tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
  • Stress: Những người có tâm lý bực bội, bất an, căng thẳng thần kinh kéo dài dễ gây ra hiện tượng dạ dày trào ngược và làm cho bệnh kéo dài căng thẳng.
  • Thừa cân, béo phì: Cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến các chất dễ trào ngược hơn.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh như: Nitroglycerin, glucagon, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,...

Các nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày có đáng sợ không?

Loại bệnh này thực chất là một loại bệnh lý về hệ tiêu hóa diễn biến mãn tính. Vì vậy, các bác sĩ khẳng định, nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm hệ hô hấp: Loại bệnh này dễ gây nên các bệnh về viêm họng, viêm phế quản,...Và khi tình trạng này kéo dài, người bệnh bị ho khò khè, thậm chí bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên.
  • Gây loét thực quản: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi bị dạ dày trào ngược lâu ngày. Tại các vết loét có thể xuất hiện máu. Khi thực quản bị loét, sẽ gây ra trường hợp đau rát ngực, khó nuốt thức ăn, thậm chí là nôn ói thường xuyên do các vết loét chưa lành lại.
  • Barrett thực quản: Biến chứng này tuy không phổ biến và ít gặp phải nhưng sau một thời gian có thể chuyển sang ung thư thực quản. Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất vì khả năng hồi phục hoàn toàn rất khó và thường xuất hiện ở những bệnh nhân trên 50 tuổi.

Có thể thấy rằng chứng bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng nào về bệnh, bạn cần đi khám để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày
Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày cách chữa như thế nào?

Cách chữa bệnh tốt nhất chính là tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh để có phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh.

Chẩn đoán điều trị bệnh

Khi có bất cứ nghi ngờ nào về những dấu hiệu của chứng bệnh này, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Khi đó, các bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng để làm các xét nghiệm phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán có thể được áp dụng thông qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Nội soi dạ dày: Với mục đích xem có biến chứng của trào ngược hay viêm thực quản hay không.
  • Chụp X - quang hệ tiêu hóa trên: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ phát hiện được những tổn thương trong dạ dày.
  • Đo áp lực thực quản: Nhằm đo lường sự phối hợp và tác động của các cơ thực quản.
  • Thử nghiệm thăm dò axit lưu động (pH): Để xác minh bệnh nhân có lượng bất thường trào ngược acid không.

Trào ngược dạ dày cách chữa

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ có thể có những phác đồ điều trị riêng. Tuy nhiên, bệnh thường sẽ được điều trị bằng thuốc trước khi điều trị bằng các phương pháp khác.

Sử dụng thuốc kê đơn điều trị

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thay đổi lối sống và sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày. Chỉ khi sử dụng thuốc vài tuần không thuyên giảm, bạn mới được chỉ định chuyển sang phương pháp phẫu thuật khác. Một số loại thuốc điều trị bệnh như là:

  • Các loại thuốc kháng acid: Có tác dụng làm trung hòa axit trong dạ dày bằng các hóa chất kiềm, tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón.
  • Các loại thuốc kháng histamin H2: Có tác dụng nhằm giảm tiết axit dạ dày.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton: Giúp giảm lượng axit do dạ dày tạo ra.
  • Thuốc Prokinetics hay thuốc Erythromycin: Giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn.

Sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn
Sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn

Khi sử dụng thuốc Tây y thường kèm theo nhiều các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, thậm chí ảnh hưởng đến gan, thận. Vì vậy, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc, nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp phẫu thuật

Đa số bệnh nhân bị chứng bệnh này có thể kiểm soát và cải thiện bệnh sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu thuốc không có hiệu quả hoặc người bệnh không thể sử dụng thuốc lâu dài thì có thể thực hiện phẫu thuật:

  • Thực hiện phẫu thuật nội soi xuyên miệng: Phương pháp phẫu thuật này chỉ cần sử dụng thiết bị EsophyX đưa vào bên trong thực quản qua đường miệng, rồi tạo các nếp gấp ở đáy thực quản, tạo van mới ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Phẫu thuật khâu nội soi: Là dùng những mũi khâu nội soi nhằm tạo ra những nếp gấp nhằm củng cố cơ vòng dưới thực quản.
  • Phẫu thuật Linx: Đây là phương pháp phẫu thuật không gây đau đớn cho người bệnh và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với các phương pháp phẫu thuật khác.
  • Phương pháp thủ thuật Stretta: Phương pháp này sử dụng ống nội soi mỏng luồn vào thực quản, để tạo ra các vết cắt nhỏ, từ đó tạo thành mô sẹo thực quản nhằm ngăn chặn dây thần kinh phản ứng với axit dạ dày. Stretta giúp các triệu chứng của bệnh cải thiện rõ rệt, thậm chí là biến mất hoàn toàn.
  • Phương pháp phẫu thuật Fundoplication: Đây là một trong những phương pháp có tỉ lệ thành công lâu dài và người bệnh phục hồi rất tốt. Fundoplication có tác dụng củng cố và thắt chặt cơ vòng thực quản dưới.

Một số biện pháp khác

Chúng ta cũng có thể chữa trị bệnh dạ dày trào ngược tại nhà bằng các nguyên liệu sẵn có mà vẫn có thể mang lại hiệu quả nhất định:

  • Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong cùng với tinh bột nghệ: Bạn có thể pha hỗn hợp nước ấm, mật ong và tinh bột nghệ để uống vào mỗi buổi sáng, vừa có tác dụng đẹp da vừa giúp tạo ra các chất có tác dụng diệt các vi trùng có hại trong dạ dày. Đây là một phương pháp an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, đồng thời có thể dùng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Bật Mí 5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Lá Mơ Lông An Toàn

Tinh bột nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ và mật ong

  • Hỗn hợp nước lá tía tô và gừng: Bạn có thể đun sôi hỗn hợp lá tía tô và gừng để uống mỗi ngày. Trong lá tía tô sẽ có các thành phần như quercetin, acid rosmarinic,... có khả năng kháng viêm, làm lành niêm mạc, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, gừng tươi còn nhiều thành phần hoạt chất như Tecpen, Oleoresin,... giúp trung hòa dịch vị dạ dày. Do đó, đây là một mẹo chữa bệnh rất an toàn mà bạn có thể áp dụng.

Cách hạn chế nguy cơ bị bệnh trào ngược dạ dày

Để hạn chế nguy cơ bị bệnh dạ dày trào ngược, chúng ta cần phải lưu ý những nguyên tắc sau trong đời sống sinh hoạt hằng ngày:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày trào ngược. Vì vậy, chúng ta cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.

  • Vào buổi tối không nên ăn quá no, nên ngừng ăn 2 đến 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh ăn các đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ cay nóng, đồ chứa chất caffein, cồn như: Rượu, cafe, đồ uống có ga,... Thay vào đó, chúng ta nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tính kiềm và chứa nhiều nước.
  • Thực hiện ăn theo chế độ Low - Carb (chế độ ăn ít đường và tinh bột) để dạ dày tránh rơi vào tình trạng căng chướng, từ đó giảm thiểu được hiện tượng ợ nóng, ợ chua.

Người bị trào ngược dạ dày nên cẩn trọng trong chế độ ăn uống
Người bị trào ngược dạ dày nên cẩn trọng trong chế độ ăn uống

Cách chăm sóc

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, thì thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố gây nên chứng bệnh dạ dày bị trào ngược. Để phòng ngừa bệnh tốt nhất, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên thức quá khuya, tránh để căng thẳng stress.
  • Thay đổi tư thế khi ngủ: Khi ngủ chúng ta nên kê cao đầu để có thể giảm thiểu được sự trào ngược acid dịch vị lên thực quản, cổ họng.
  • Khi cần sử dụng thuốc Tây, bạn nên sử dụng một cách hợp lý để tránh gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
  • Béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, hãy thực hiện chế độ ăn uống tập luyện thể dục một cách khoa học, để tránh cơ thể bị thừa cân.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su nhằm làm tăng sản xuất nước bọt, trung hòa phần acid dịch vị còn mắc lại ở thực quản.

Trên đây là tất cả các thông tin về bệnh trào ngược dạ dày cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết an toàn và phù hợp. Tất cả thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy khi có bất kể triệu chứng nào, bạn cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể chữa trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp để bệnh diễn biến xấu hơn.

MÁCH BẠN:

Câu hỏi thường gặp

Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa?

Sữa là thực phẩm rất phổ biến, có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn dinh dưỡng rất nhạy cảm, đặc biệt là đối với người bị bệnh về dạ dày. Vậy người bị trào ngược dạ dày có...

Tại Sao Trào Ngược Dạ Dày Lại Gây Khó Thở?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng này có thể gây ra tắc nghẽn đường hô hấp, khiến người bệnh khó thở, thậm chí có nguy cơ bị hen suyễn. Vậy tại sao trào ngược...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *