Hụt Hơi

Tình trạng hụt hơi thường xuất hiện khá đột ngột khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi vì không biết triệu chứng này có phải là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nguy hiểm nào đó không. Thực tế, hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, cũng như một số tham khảo một số cách cải thiện, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt hơi

Theo các bác sĩ những đối tượng thường xuyên bị hụt hơi, tuyệt đối không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Bởi rất có thể triệu chứng này liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ tim, phổi. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hụt hơi khi thở là gì, dưới đây là câu trả lời cho các bạn.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt hơi
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt hơi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính (hay được viết tắt là COPD) thường dùng để cảnh báo triệu chứng khó thở, hụt hơi do đường thở xuất hiện hiện tượng co thắt hoặc thu hẹp lại. Ngoài biểu hiện hụt hơi, người bệnh còn mắc phải một số triệu chứng như tức ngực, ho có đờm, thở khò khè. Để phân biệt được bệnh lý này, bác sĩ thường sẽ dựa vào đặc điểm của hơi thở. Cụ thể bệnh COPD khiến người bệnh có thể hụt hơi ở bất kỳ thời điểm hoặc khi đang thực hiện hoạt động nào, kể cả là đang nghỉ ngơi, thư giãn.

Tình trạng hụt hơi, khó thở do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và có nguy cơ cao xảy ra khi bạn làm những việc đòi hỏi nhiều sức lực như bưng bê vật nặng, mang vác quá sức hoặc thậm chí là tập thể dục. Ngoài ra, bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở những đối tượng lớn tuổi hoặc người thường xuyên sử dụng thuốc lá. Để giảm bớt được chứng thở hụt hơi do bệnh COPD gây ra, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị.

Sốc phản vệ gây ra hụt hơi

Nhiều người cho rằng sốc phản vệ là một dạng bệnh, tuy nhiên thực tế đây chỉ là phản ứng của cơ thể chống lại các chất gây dị ứng xâm nhập. Đặc biệt trong đó những chất gây dị ứng thường gặp nhất với nguy cơ cao dẫn đến phản ứng này là nọc độc của các loại côn trùng, dị ứng đậu phộng, hay một số loại thuốc.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi sốc phản vệ là tình trạng nắp thanh môn bị đóng chặt, dẫn đến khả năng hô hấp bị hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng thở hụt, thở nông, thở khò khè. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy và ngứa.

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh lý khiến người bệnh gặp phải tình trạng thở hụt hơi và khả năng hô hấp bị suy giảm. Thực tế, căn bệnh này chủ yếu xảy ra do vi khuẩn, virus tấn công vào phổi và gây ra nhiễm trùng. Đặc biệt, trong đó triệu chứng thở hụt hơi xuất thường xuất hiện ở thời điểm 1 – 3 tuần sau khi cơ thể bị virus tấn công.

Khi phổi bị nhiễm trùng và gây viêm sẽ khiến chất nhờn trong các túi khí của phổi bị lấp đầy, đường thở xuất hiện biểu hiện sưng to. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh nhân bị hụt hơi, khó thở khi mắc bệnh. Ngoài những triệu chứng đặc trưng này, người bệnh còn gặp phải một số biểu hiện khác như mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chán ăn, ho, ớn lạnh,…

Vấn đề về tim mạch

Sự xuất hiện của hiện tượng hụt hơi khi leo cầu thang, hoặc khó thở cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về tim mạch. Bởi giữa phổi và tim có sự liên kết khá chặt chẽ với nhau. Do đó khi tim gặp vấn đề bất thường có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của phổi. Đồng thời bất kỳ tác nhân nào cản trở đến khả năng bơm máu của tim đều khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn hơn khi hô hấp.

Các đối tượng mắc bệnh suy tim sung huyết đều có nguy cơ phải đối diện với tình trạng hụt hơi
Các đối tượng mắc bệnh suy tim sung huyết đều có nguy cơ phải đối diện với tình trạng hụt hơi

Một số vấn đề sức khỏe của tim có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi như suy tim, hay nhịp tim thay đổi bất thường. Đặc biệt trong đó các đối tượng mắc bệnh suy tim sung huyết đều có nguy cơ phải đối diện với tình trạng này. Trong trường hợp, những triệu chứng này diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Huyết áp thấp cũng có thể gây hụt hơi

So với tình trạng huyết áp cao thì huyết áp thấp có tính chất nguy hiểm ít hơn. Tuy nhiên cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan khiến sức khỏe gặp nhiều vấn đề bất thường. Đặc biệt, nếu tình trạng hụt hơi khi nói chuyện kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu thì đây là những triệu chứng nghiêm trọng cảnh báo cho người bệnh.

Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu được coi là thấp, theo các bác sĩ nếu kết quả kiểm tra huyết áp đạt từ 90/60 trở xuống sẽ được coi là thấp. Trong khi đó, bệnh lý này hoàn toàn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như các loại thuốc, tình trạng nhiễm trùng, mang thai hay bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo tình trạng huyết áp, bạn nên chủ động tìm giải pháp để cân bằng, hoặc liên hệ các bác sĩ để được hỗ trợ.

Nên làm gì nếu bạn hay bị hụt hơi?

Khi xuất hiện cơn khó thở thở, thở hụt hơi đột ngột, việc hoảng loạn, lo lắng chỉ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, theo các chuyên gia để cải thiện bạn chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn sau:

  • Bình tĩnh và tập thở bằng cách hít thở sâu, sau đó thở ra chậm rãi.
  • Thở mím môi, hít hơi nước nóng hoặc xịt thông mũi để đường thở thông thoáng hơn.
  • Chọn một tư thế ngồi thoải mái, sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt nhằm giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Lực của luồng không khí trong khi hít vào sẽ giúp bạn như có thêm không khí vào phổi.
  • Uống trà gừng bằng cách cắt lát vài miếng gừng tươi cho vào cốc nước sôi. Đậy nắp trong khoảng 10 phút, sau đó thêm chanh và mật ong vào rồi uống, điều này sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
  • Tránh hoạt động liên tục, đặc biệt tránh hoạt động khom lưng, gập người như khiêng đồ nặng, bốc vác. Đồng thời dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi thực hiện thường xuyên một hoạt động.
  • Bắt đầu với các bài tập thể dục từ đi bộ nhẹ nhàng, khi thấy khỏe mạnh hơn có thể chạy bộ. Tuyệt đối không tập chạy khi bản thân còn đang gặp phải tình trạng khó thở.
  • Nên tập thở với các bài tập đơn giản như động tác thiền để khắc phục tình trạng khó hô hấp sau khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Đồng thời nó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm cảm giác lo lắng, hoảng loạn.

Bạn nên tập thở với các bài tập đơn giản như động tác thiền
Bạn nên tập thở với các bài tập đơn giản như động tác thiền

Hướng dẫn biện pháp phòng tránh tình trạng hụt hơi

Ngoài áp dụng các cách cải thiện tình trạng hụt hơi phía trên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả phía dưới đây:

  • Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hơn nữa kể cả khi mắc bệnh, nếu bỏ thuốc lá có thể giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế gặp phải tình trạng hụt hơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm, cụ thể là các chất gây dị ứng, chất độc từ môi trường, đặc biệt là khói hóa chất hay khói thuốc thụ động.
  • Việc hoạt động trong môi trường có điều kiện quá nóng, quá ẩm hoặc lạnh có thể làm tăng chứng khó thở, hụt hơi do bệnh lý phổi mãn tính gây ra.
  • Tránh di chuyển đến những khu vực có sự chênh lệch độ cao lớn hơn, đồng thời dành nhiều thời gian để tập và điều chỉnh hơi thở, tránh gắng sức.
  • Thường xuyên tập luyện đều đặn, điều này sẽ giúp cải thiện thể chất và khả năng chịu đựng. Đặc biệt nếu đang bị thừa cân, việc tập thể dục cũng sẽ giúp bạn có một thân hình cân đối hơn, giảm bớt các tác nhân nào dẫn đến tình trạng khó thở, hụt hơi hay suy giảm chức năng.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính về phổi và tim, bạn cần kiên trì đều đặn. Tránh bỏ thuốc, quên liều khiến việc kiểm soát hô hấp trở nên khó khăn hơn.
  • Đảm bảo luôn ở trong môi trường được cung cấp đầy oxy để cơ thể khỏe mạnh bình thường và khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng hụt hơi nhiều người gặp phải hiện nay. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc cơ thể và bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *