Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh. Trong khi mọi người lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này, dẫn đến tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi và bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Trước đây, mọi người đều cho rằng trĩ là căn bệnh thuộc tĩnh mạch. Tuy nhiên, trên thực tế, nó liên quan đến một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch đến tĩnh mạch. Sau đó nối thông trực tiếp động tĩnh mạch với cơ trơn và mô liên kết lót dưới lớp biểu mô của ống hậu môn.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên do rặn đi cầu kèm với ứ máu hoặc do yếu tố tuổi già có thể làm các cấu trúc mô liên kết bị suy yếu. Trong khi, các mô sợi đàn hồi nâng đỡ cho tĩnh mạch lại nằm ở dưới lớp niêm mạc, vì vậy dễ dẫn đến phình giãn và tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn.

Đây là bệnh lý phổ biến với nhiều lứa tuổi
Đây là bệnh lý phổ biến với nhiều lứa tuổi

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có khoảng 55% người dân bị bệnh trĩ, trong đó 60 - 70% là người ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do ăn uống thiếu khoa học và sinh hoạt chưa hợp lý.

Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn và phiền toái cho người không may mắc phải. Ngoài ra, căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng. Bởi vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý để phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh trĩ được phân loại ra sao?

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, người ta phân thành nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh trĩ có 2 loại chủ yếu là trĩ nội (Internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (External hemorrhoids). Cụ thể về đặc điểm từng loại như sau:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng các búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc ở bên trong ống hậu môn. Ở giai đoạn đầu mới khởi phát thường không gây ra quá nhiều đau đớn cho người mắc phải và cũng rất khó quan sát bằng mắt thường. Người bệnh chỉ có thể nhận biết khi bệnh lý trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại bệnh viện và cơ sở y tế.

Trĩ nội được chia thành với 4 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ ở giai đoạn mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Lúc này, người bệnh sẽ có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh và kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy nhẹ.
  • Cấp độ 2: Cảm giác khó chịu của người bệnh nghiêm trọng hơn ở giai đoạn 1, đi đại tiện ra máu nhiều. Đặc biệt là bắt đầu có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình đi vệ sinh.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra bên ngoài ống hậu môn và gần như không có khả năng co lên, người bệnh cần phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn, khó chịu tăng cao hơn, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc ngồi trên ghế.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không thể dùng tay đẩy vào bên trong ống hậu môn được nữa. Người bệnh luôn cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu xảy ra ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi.

Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn vì búi trĩ hình thành và phát triển ở bên rìa của hậu môn. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc sờ nhẹ là có thể cảm nhận được kích thước. Bệnh trĩ ngoại không gây ra tình trạng chảy máu như trĩ nội nhưng lại gây ra cảm giác đau đớn, nóng rát nghiêm trọng khi ngồi.

Trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần như sau:

  • Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Lúc này, kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh cảm thấy hơi cộm cộm ở dưới hậu môn. Khi đi đại tiện có thể xuất hiện một ít máu chảy ra.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ phát triển thành cục to hơn so với cấp độ 1, gây ra cảm giác vướng víu cả khi đứng và ngồi. Người bệnh cảm giác đau rát và ngứa ngáy hậu môn.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và gây tắc nghẽn. Kích thước búi trĩ lúc này tương đối lớn nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện hoặc mặc quần.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn và gây ra cảm giác đau đớn thường xuyên cho người mắc phải. Tình trạng này nếu không được điều trị nhanh chóng có khả năng dẫn đến các bệnh về đường hậu môn là rất lớn.

Nếu so sánh mức độ nguy hiểm, các chuyên gia đánh giá bệnh trĩ nội là loại trĩ nguy hiểm do ở giai đoạn đầu khó nhận biết. Tuy nhiên dù mắc phải loại nào, bạn cũng cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày chính là lý do chủ yếu. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong quá trình điều trị.

Dưới đây là một số nguyên nhân chúng tôi tổng hợp, người bệnh hãy chú ý đọc thật kỹ.

Có thể bạn quan tâm: Người bị bệnh trĩ ăn trái cây gì để giảm đau, nhanh lành bệnh?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh là tình trạng táo bón kéo dài
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh là tình trạng táo bón kéo dài

  • Táo bón kéo dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Bởi táo bón kéo dài làm người bệnh gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện, việc phải rặn nhiều sẽ gây áp lực lớn trong lòng ống hậu môn. Điều này dẫn tới hình thành các búi trĩ và theo thời gian, các búi trĩ phát triển với kích thước lớn rồi sa ra ngoài.
  • Do hội chứng lỵ: Hội chứng này làm cho người bệnh phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần đều phải rặn làm gia tăng áp lực lớn trong ổ bụng.
  • Tính chất công việc: Đối với những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều trong một tư thế như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may,... thường có nguy cơ bị trĩ cao hơn người bình thường rất nhiều.
  • U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: Đặc biệt là ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung,… khi phát triển có thể chèn ép và cản trở đường tĩnh mạch hồi lưu. Từ đó làm cho các đám rối tĩnh mạch căng phồng lên và lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.
  • Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy, tuổi càng cao (Bắt đầu từ sau 30 tuổi) các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt và gây ra bệnh trĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Thói quen thường xuyên ăn thịt, các đồ ăn chế biến nhanh, lại ít bổ sung rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm cơ thể bị thiếu các chất xơ, vitamin cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
  • Do mang thai: Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường. Nguyên nhân do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch trĩ.
  • Quá trình sinh con: Do bệnh trĩ trong giai đoạn bầu chưa được điều trị hiệu quả hoặc chị em rặn đẻ sai cách làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng chậu. Điều này sẽ tăng lượng máu đổ về và khiến các mạch máu sưng phồng dẫn đến bệnh trĩ.
  • Quan hệ qua đường hậu môn: Người bệnh nên tránh quan hệ quan hệ bằng cách này, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ cũng như nhiều mối nguy hại khác.
  • Ngồi bô quá lâu: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Bởi sự chủ quan của nhiều bậc phụ huynh mà khiến cho vùng chậu của trẻ phải chịu áp lực kéo dài, làm các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép. Tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến sưng phồng và hình thành các búi trĩ.

Biểu hiện có bệnh trĩ có dễ nhận biết không?

Sớm tìm hiểu các triệu chứng bệnh trĩ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời căn bệnh này, từ đó nhanh chóng tiến hành điều trị để đạt được kết quả cao. Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có một số triệu chứng như:

  • Chảy máu trong quá trình đi đại tiện: Khi mới ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn mỗi lần đi đại tiện. Tuy nhiên một lượng nhỏ máu tươi sẽ thấm trên giấy vệ sinh hoặc xuất hiện trong bồn cầu. Khi bệnh nặng hơn, máu tươi có thể chảy thành giọt, bắn tia hay ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Dấu hiệu ngứa ngáy: Những cơn ngứa ngáy do dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn gây ra, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu khiến người bệnh mất tự tin.
  • Sưng đau hậu môn: Khi bị bệnh trĩ, bạn sờ vào hậu môn có thể thấy có một khối mềm nhô lên. Người bệnh không quá đau đớn nhưng cảm giác cộm rất khó chịu, đặc biệt là lúc mặc đồ. Trong trường hợp bị nứt hoặc bít tắc hậu môn, búi trĩ sẽ gây đau rát.
  • Đi đại tiện thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Ở cấp độ 1, 2, búi trĩ có thể tự động thụt lên, hoặc bạn dùng tay đẩy vào trong với độ 3. Tuy nhiên, đối với độ 4, các búi trĩ đã quá dài nên khó có thể đẩy vào trong được.

Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu kể trên, khả năng cao bạn đã bị bệnh trĩ. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để nó gây ra các phiền toái làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Những biến chứng khó lường bệnh trĩ có thể gây ra

Bệnh trĩ không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động cả mặt tâm lý, khiến người bệnh luôn bị mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, căn bệnh này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể không ngờ tới. Cụ thể:

Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Sa nghẹt búi trĩ: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Cụ thể khi búi trĩ phát triển quá lớn sẽ gây chèn ép lên các cơ vòng, làm tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Bởi vậy, việc đi đại tiện của người bệnh cũng gặp không ít khó khăn. Bạn luôn cảm thấy đau đớn mỗi khi va chạm phải búi trĩ.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Khi búi trĩ ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đồng thời, búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép và việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng sẽ gây ra tình trạng máu chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi đại tiện. Để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng.
  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ tiết dịch ra bên ngoài cùng với sự vận hành của ống hậu môn (Đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể) dễ gây ra viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không kịp thời được cải thiện có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí gây hoại tử và nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Gây ra một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo khá gần nhau, bởi vậy, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng cao sẽ lây lan sang âm đạo. Từ đó có thể làm vùng kín nhiễm khuẩn và gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa khác.

Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, trĩ cũng có gây ra nhiều bệnh lý khác như: Bệnh áp xe hậu môn, bệnh về da liễu, nguy cơ ung thư trực tràng,... Những biến chứng này không phải ai cũng gặp nhưng thường rất khó xử lý nếu không may mắc phải. Bởi vậy, ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần đi khám để điều trị sớm nhất.

Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh trĩ

Để chẩn đoán chính xác xem người bệnh có mắc phải bệnh trĩ hay không, các bác sĩ thường dựa vào các yếu tố dưới đây:

Cơ năng

Bác sĩ sẽ nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Đại tiện ra máu tươi chảy nhỏ giọt hay bắn ra thành tia.
  • Thường xuyên đau rát và có cảm giác ngứa ngáy tại vùng hậu môn.
  • Khi đại tiện hoặc ngồi xổm lâu, xuất hiện cục thịt sa ra ngoài và hoàn toàn có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
  • Trung tiện mất tự chủ.

Thực thể

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ sờ xem búi trĩ còn mềm và ấn vào thì xẹp xuống được không. Bên cạnh đó, đánh giá sơ bộ một số yếu tố khác như:

  • Yêu cầu người bệnh ngồi xổm, rặn như khi đi đại tiện để xem được mức chảy máu và độ sa của búi trĩ.
  • Soi hậu môn - trực tràng để quan sát kỹ số lượng, cũng như màu sắc và xác định vị trí chân búi trĩ.

Hướng dẫn phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay

Hiện nay, một trong những vấn đề người bệnh rất quan tâm đến là bị trĩ phải làm sao? Theo các chuyên gia, bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp và kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học. Hiện nay, nền y học ngày càng phát triển, người bệnh có thể lựa chọn nhiều cách chữa khác nhau. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Bài thuốc dân gian tại nhà

Từ xưa, người bệnh đã biết cách áp dụng các mẹo dân gian vào chữa trĩ. Bởi dược liệu này dễ kiếm, lại an toàn, lành tính cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng điều trị cho trường hợp bệnh mới khởi phát ở những giai đoạn đầu. Bởi vậy người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Một số mẹo đơn giản, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà như sau:

Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng chính là tiêu viêm, kháng khuẩn và loại trừ nấm nên thường dùng để điều trị các tổn thương như lở loét, viêm nhiễm. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ các búi trĩ rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, hoạt chất betel - phenol có trong lá trầu không có khả năng làm mềm và giúp các búi trĩ dần thụt vào khi sử dụng thường xuyên.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh

Cách thực hiện chữa trị bằng lá trầu không:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 15 lá trầu không, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Đun nguyên liệu cùng với nước và một ít muối, sau khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Người bệnh dùng nước thu được xông hậu môn, đến khi còn hơi âm ấm thì dùng để ngâm rửa.
  • Kiên trì sử dụng một thời gian ngắn bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Rau diếp cá

Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị hơi cay, tác dụng tiêu viêm, sát trùng và thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Còn theo các nghiên cứu hiện đại, rau diếp cá chứa một hàm lượng rất lớn các hoạt chất như quercetin và isoquercetin giúp làm mềm mao mạch và ngăn chặn bệnh táo bón. Ngoài ra, thành phần decanonyl acetaldehyde còn có khả năng thu nhỏ các búi trĩ.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 500g rau diếp cá, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn rau diếp cá cùng một ít muối, sau đó lọc bỏ phần nước và giữ lại phần bã.
  • Bạn lấy bã này đắp lên hậu môn, giữ cố định khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện, chỉ trong một thời gian ngắn là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía còn được gọi là đu đủ tía, từ lâu đã được biết đến là một cây thuốc nam chữa trĩ ngoại vô cùng hiệu quả. Bộ phận có tác dụng chữa trĩ của cây dược liệu này là hạt. Ngoài ra, người xưa cũng dùng cả lá thầu dầu, vì chứa các hoạt chất có khả năng tiêu thũng và chống ngứa.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh lấy một ít hạt thầu dầu đi phơi khô, sau đó đem giã nát và tán thành bột mịn.
  • Mỗi ngày bạn lấy một ít bột thu được sắc với nước uống.
  • Dùng liên tục trong 3 - 4 ngày thì dừng lại, sau một thời gian mới bắt đầu liệu trình tiếp theo.
  • Lưu ý, người bệnh không dùng quá 1 hạt/ngày để tránh gây ra ngộ độc.

Phương pháp Tây y chữa trĩ

Với tình trạng bệnh đã phát triển nghiêm trọng, bạn cần thăm khám và tiến hành điều trị theo phương pháp Tây y. Hiện nay bao gồm 2 cách chính sau đây:

Nội khoa

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Nhóm thuốc bôi trĩ của Nhật: Hemorrhostop, Proctolog, Titanoreine,…
  • Nhóm thuốc Hydrocortisone: Alfasol, Efficort, Laticort,…
  • Nhóm thuốc co mạch: Epinephrine, Phenylephrine, Norepinephrine,…
  • Nhóm thuốc gây tê, giảm đau: Lidocain, Nupercainal, Medicone, Lanacane,…

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, việc dùng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ. Bởi vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa can thiệp để loại bỏ búi trĩ gồm có một số cách sau đây:

  • Thắt dây chun: Bác sĩ tiến hành thắt dây chun chuyên dụng tại gốc của búi trĩ để máu không thể cung cấp tới vị trí này, nhờ đó nó dần tiêu biến.
  • Quang đông hồng ngoại: Làm cho các mô trĩ đông bằng hơi nóng, đồng thời tạo ra vết sẹo xơ để giảm lưu lượng máu vận chuyển tới búi trĩ.
  • Cắt búi trĩ: Bác sĩ sử dụng dao cắt chuyên dụng và trực tiếp loại bỏ búi trĩ.
  • Đốt laser: Chiếu trực tiếp tia laser vào búi trĩ làm các mạch máu tại đây bị phá hủy.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như phẫu thuật Longo hay triệt mạch trĩ,...

Bài thuốc Đông y hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Từ xa xưa, các bài thuốc trong Đông y đã được người bệnh cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại tin tưởng áp dụng. Bởi cách chữa này đem đến hiệu quả cao, lại an toàn, lành tính với mọi đối tượng do có nguồn gốc chủ yếu từ các loại thảo dược tự nhiên.

Bài thuốc Đông y được tin dùng
Bài thuốc Đông y được tin dùng

Một số vị thuốc thường được sử dụng như: Sinh địa, bạch thược, hoa hòe, đương quy, hồng hoa, chỉ xác, đào nhân đại hoàng, hoàng liên, trạch tả, thược dược, nghiệt bì, đào nhân và đương quy...

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì là tốt cho quá trình điều trị?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là trực tràng và hậu môn. Bởi vậy, khi mắc bệnh trĩ, người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống đúng cách nhằm giảm áp lực lên các búi trĩ và đẩy lùi các triệu chứng đau rát, khó chịu.

Ăn gì tốt cho người bị trĩ?

Dưới đây là những nhóm thực phẩm chuyên gia khuyên người bị bệnh trĩ nên sử dụng.

  • Thức ăn giàu chất xơ: Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như đậu phụ, cà rốt, súp lơ, cam quýt,... sẽ giúp bạn giảm nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ. Bởi thành phần dinh dưỡng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự trữ nước ở đường ruột, từ đó giúp chất thải mềm, bở và dễ dàng vận chuyển ra ngoài hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều magie và kẽm: Đây là các khoáng chất có tác dụng ổn định mạch máu, hỗ trợ sự phát triển của mô cơ. Đồng thời giúp chống viêm, nhuận tràng, hạn chế táo bón và chữa lành các vết thương. Bởi vậy người bệnh nên bổ sung chúng hàng ngày vào thực đơn, thông qua các thực phẩm như: Rau chân vịt, nho khô, quả bơ, yến mạch,...
  • Thức ăn giàu chất sắt: Biểu hiện của người bị trĩ là đi đại tiện ra máu trong một thời gian dài. Bởi vậy, cơ thể thường bị thiếu máu và cần được bổ sung thông qua các thực phẩm giàu chất sắt, bao gồm: Gan động vật, cá ngừ, nho hạt, hạt điều, mè, hạnh nhân hay rau dền, dưa hấu, mộc nhĩ đen,...
  • Uống nhiều nước: Nước giống như chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong hệ tiêu hóa để làm mềm phân và thuận lợi hơn cho quá trình đi đại tiện. Bởi vậy, người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ và trái cây. Đồng thời, giữ thói quen uống một cốc nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng cho làn da và tạo lớp màng nhầy cho niêm mạc, đồng thời giúp chống viêm hiệu quả. Bởi vậy sẽ hỗ trợ người bị trĩ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Người bị trĩ nên kiêng gì?

Người bệnh trĩ nên hiểu rõ mình cần kiêng gì để loại bỏ những loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số thực phẩm bạn không nạp vào cơ thể:

  • Các loại ngũ cốc tinh chế: Được hiểu là các loại hạt đã được xay nhuyễn và loại bỏ lớp cám bên ngoài. Chúng được chứng minh là không tốt cho sức khỏe, dễ gây táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt là loại thực phẩm cung cấp nhiều đạm cho cơ thể, bởi vậy nếu nạp quá nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến táo bón. Bạn nên kết hợp thêm cùng các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh để cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này dễ gây khó tiêu, đầy bụng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Bị táo bón kéo dài, hậu môn phải chịu áp lực nặng nề mỗi lần đi đại tiện, từ đó các búi trĩ phát triển mạnh mẽ.
  • Đồ ăn cay, nóng: Các loại thực phẩm cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt,... khi nạp vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp, đổ mồ hôi gây ra táo bón, đau rát và đi đại tiện ra máu. Bởi vậy nếu không muốn bệnh trĩ nặng hơn, bạn nên kiêng các loại đồ ăn này.

Bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng
Bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng

  • Thức ăn quá mặn: Đồ ăn mặn có xu hướng hấp thu nước trong cơ thể khiến phân trở nên cứng hơn. Ngoài ra, nếu nạp nhiều muối  vào cơ thể có thể gây rối loạn đường tiêu hóa làm việc đi đại tiện khó khăn.
  • Đồ uống có cồn và chất kích thích: Thức uống này làm nội tạng tích nhiệt gây ảnh hưởng đến hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Tinh bột và đường: Người bị bệnh trĩ chỉ nên nạp một lượng vừa đủ tinh bột và đường để tránh tạo áp lực lên thành ruột. Từ đó tránh táo bón, ngứa hậu môn cũng như các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ có lây không? Đây là câu hỏi được rất nhiều quan tâm. Tuy rằng, trĩ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh nghiêm trọng. Bởi vậy, bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh trĩ, đồng thời khi phát hiện thì nên điều trị sớm.

Để giúp các bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa bệnh, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số hướng dẫn từ chuyên gia.

  • Xây dựng thực đơn ăn uống với nhiều chất xơ như ăn nhiều rau xanh, trái cây,...  Đồng thời tránh xa đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ để phân mềm và đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tập thói quen uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày để giải độc cũng như làm mềm phân.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đi đại tiện, bởi việc này sẽ làm các tĩnh mạch ở trực tràng phía dưới búi trĩ phình to ra và gây ra chảy máu.
  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện, vì niêm mạc trực tràng sẽ hút nước trong phân ứ đọng làm phân cứng khó đi vệ sinh hơn.
  • Chú ý tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực cho tĩnh mạch khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Hạn chế ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, điều này gây áp lực lớn cho tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Bạn nên thăm khám tổng quát 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, hy vọng có ích với người bệnh. Các bạn hãy chú ý thực hiện một lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học để luôn có sức khỏe thật tốt.

Xem thêm:

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *