Đau Đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai

Đau đầu buồn nôn khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy triệu chứng này có nguy hiểm hay không và làm thế nào để khắc phục? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đau đầu buồn nôn khi mang thai - nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đau đầu buồn nôn khi mang thai là gì? Biểu hiện của bệnh

Đau đầu ở phụ nữ mang thai là tình trạng quen thuộc trong giai đoạn ốm nghén. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu.

Triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai sẽ khác nhau, tùy vào cơ địa của từng mẹ. Cụ thể:

  • Mắt mờ, xuất hiện điểm mù nhỏ như chấm đen trong mắt.
  • Đau nửa đầu hoặc cả vùng đầu từ nhẹ đến nặng.
  • Đau âm ỉ, đôi khi nhói lên, đau đầu theo nhịp mạch đập.
  • Đau đầu tại vị trí vai gáy lan ra vùng hốc mắt.
  • Buồn nôn nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào buổi sáng.

Đau đầu buồn nôn là những triệu chứng thường thấy trong giai đoạn ốm nghén của mẹ bầu
Đau đầu buồn nôn là những triệu chứng thường thấy trong giai đoạn ốm nghén của mẹ bầu

Đau đầu buồn nôn khi mang thai do nguyên nhân nào?

Hiện các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây đau đầu mệt mỏi, buồn nôn khi mang thai. Thông thường mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này do một số yếu tố dưới đây:

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng này xuất phát tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ:

  • Trong đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ đang làm quen với những thay đổi do mang thai. Sự mất ổn định hormone sẽ làm quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, gây buồn nôn.
  • Trong cuối thai kỳ: Lúc này, thai nhi đã phát triển lớn và chèn ép một số cơ quan trong cơ thể, cản trở lưu thông máu lên não, khiến não bộ bị thiếu oxy, gây chóng mặt đau đầu buồn nôn khi mang thai.

Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu của phụ nữ
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu của phụ nữ

Do bệnh lý

Một số mẹ bầu trong quá trình mang thai gặp phải các bệnh như viêm xoang, huyết áp thấp, cảm cúm sẽ bị buồn nôn, đau nửa đầu hay căng nhức vai gáy,... khiến họ cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, trong thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ thiếu máu, xuất phát từ hiện tượng thiếu sắt. Tình trạng này cũng khiến họ đau đầu buồn nôn.

Do thói quen sinh hoạt

Bà bầu đau đầu giật dây thần kinh, buồn nôn khi mang thai còn do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như:

  • Lười uống nước: Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu không uống đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước ối. Thêm vào đó thói quen này gây ảnh hưởng tương đương hạ đường huyết, khiến mẹ bị đau đầu, buồn nôn.
  • Di chuyển nhanh: Nếu mẹ bầu đứng lên ngồi xuống quá nhanh, lượng máu trong cơ thể sẽ không kịp về tim, gây hạ đường huyết và cảm thấy choáng váng.
  • Nằm ngửa: Trong những tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ lớn dần lên và làm hạn chế hoạt động lưu thông máu. Việc mẹ bầu nằm ngửa trong lúc ngủ sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, hoạt động này còn khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp giảm gây choáng váng, buồn nôn.

Nước uống rất quan trọng với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
Nước uống rất quan trọng với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày

Do một số nguyên nhân khác

Ngoài các yếu tố kể trên, việc bà bầu đau đầu buồn nôn khi mang thai còn do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Thay đổi thời tiết: Nhiều mẹ bầu khi sống trong thời tiết quá nóng sẽ bị choáng váng, đau đầu do các mạch máu giãn nở gây tụt huyết áp.
  • Tăng cân: Việc tăng nhiều cân nặng trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, cơ thể nặng nề gây đau đầu, buồn nôn.
  • Căng thẳng: Những hoạt động bận rộn thường ngày có thể khiến chị em cảm thấy áp lực, căng thẳng, từ đó xuất hiện cảm giác đau đầu.

Đau đầu buồn nôn khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Đau đầu ở phụ nữ mang thai là tình trạng khá phổ biến. Do đó, khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này thường chủ quan cho rằng đây là điều bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số hệ lụy của đau đầu buồn nôn khi mang thai:

Ảnh hưởng sinh hoạt

Tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Cảm giác nhức đầu, ói mửa khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, từ đó hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể của cả mẹ và bé đều bị sụt giảm.

Ngoài ra, sự mệt mỏi cũng khiến bà bầu không thể duy trì những thói quen sinh hoạt cũ. Lúc này họ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress trong thai kỳ.

Huyết áp cao

Đau đầu buồn nôn cũng xảy ra khi mẹ bầu đang bị cao huyết áp. Đây là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải trong thai kỳ, thường bắt đầu sau tuần thứ 20. Biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp chính là tiền sản giật. Thông thường, phụ nữ mang thai trên 40 tuổi sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn, đi kèm với một số triệu chứng khác như: Phù nề, nhiều protein trong nước tiểu,...

Ngoài ra, huyết áp cao trong thai kỳ còn khiến mẹ bầu có nguy cơ gặp một số bệnh lý như:

  • Đột quỵ.
  • Bóc tách nhau thai.
  • Em bé thiếu oxy, khó thở.
  • Em bé sinh non, nhẹ cân.

Huyết áp cao trong thai kỳ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu, trong đó có tiền sản giật
Huyết áp cao trong thai kỳ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu, trong đó có tiền sản giật

Cách điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai

Việc làm sao để giảm đau đầu khi mang thai là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, tùy thuộc vào thời điểm và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa đau đầu buồn nôn khi mang thai được nhiều bà bầu áp dụng và đem lại hiệu quả cao:

Cải thiện sinh hoạt

Nếu triệu chứng đau đầu, buồn nôn chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giảm mức độ sau đó, mẹ bầu có thể áp dụng một số hoạt động dưới đây để cải thiện tình trạng này:

  • Tắm vòi hoa sen: Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen là một trong những cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng đau đầu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, nước ấm cũng sẽ giúp cơ thể mẹ được thư giãn, loại bỏ căng thẳng.
  • Tập yoga: Tập yoga hay ngồi thiền là hoạt động được bác sĩ khuyến khích cho mẹ bầu để tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác đau đầu hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi trong yên tĩnh: Những tác động do tiếng ồn mang lại cũng khiến tinh thần của mẹ bầu trở nên căng thẳng. Do đó, mỗi khi xuất hiện cơn đau đầu, phụ nữ mang thai hãy nằm thư giãn trong một không gian yên tĩnh, ít sáng.

Tập yoga vừa giúp mẹ bầu cải thiện đau đầu buồn nôn, vừa rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể
Tập yoga vừa giúp mẹ bầu cải thiện đau đầu buồn nôn, vừa rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể

Cách chữa đau đầu cho bà bầu từ mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian cải thiện đau đầu buồn nôn khi mang thai cũng là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn với ưu điểm nổi bật là an toàn, lành tính. Dưới đây là một số cách giảm đau đầu buồn nôn hiệu quả được chị em truyền tai nhau:

Giảm đau đầu khi mang thai bằng chườm nóng lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh là cách vừa đơn giản, vừa hữu hiệu để đẩy lùi cơn đau đầu hiệu quả cho mẹ trong thai kỳ. Nhiệt độ sẽ khiến các dây thần kinh được giãn nở, từ đó lưu thông máu thuận lợi hơn, giảm cảm giác đau mỏi.

Cách thực hiện:

  • Chườm khăn nóng hoặc túi đá dọc phần cổ và sau gáy, các khu vực bị nhức.
  • Tránh đặt trực tiếp túi chườm lên da gây bỏng.

Massage

Massage cũng là một trong những mẹo hay cải thiện tình trạng đau đầu, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng khiến cơ thể mẹ được thư giãn và thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Massage nhẹ nhàng các vị trí: Vùng đầu, vùng cổ, vùng vai gáy, gan bàn chân.
  • Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên đến những cơ sở massage uy tín dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Sử dụng tinh dầu

Dùng tinh dầu trị đau đầu buồn nôn là mẹo được nhiều bác sĩ khuyên nên ưu tiên áp dụng cho phụ nữ mang thai. Với cách này, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà vẫn đem đến hiệu quả cao. Một số loại tinh dầu bà bầu nên sử dụng là: Tinh dầu cam, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế,...

Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước tắm hàng ngày, sau một thời gian ngắn, sự khó chịu sẽ dần biến mất.
  • Mẹ bầu cũng có thể lựa chọn sử dụng tinh dầu để xông hơi, cách này cũng giúp bạn thả lỏng thần kinh, thư giãn tốt hơn.

Tinh dầu bạc hà là loại tinh dầu được các bà bầu sử dụng khá phổ biến
Tinh dầu bạc hà là loại tinh dầu được các bà bầu sử dụng khá phổ biến

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh

Ngoài các mẹo chữa đau đầu buồn nôn tại nhà, một số bài thuốc Đông y cũng được các mẹ bầu ưa chuộng vì độ an toàn và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc nhận được đánh giá tốt của chị em, bạn có thể tham khảo:

Giảm đau đầu khi mang thai bằng bài thuốc số 1:

Nguyên liệu: Tía tô 16g, hoài sơn 16g, ngải diệp 12g, Bạch truật 12g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, phục long can 12g, đỗ trọng 10g, đại táo 10g, cam thảo 10g, tục đoạn 10g.

Cách thực hiện:

  • Bạn cho các bài thuốc vừa chuẩn bị vào ấm sắc thuốc.
  • Sắc đến khi nào còn tầm 3 bát nước thì dừng lại.
  • Lọc lấy nước thuốc sau đó chia làm 3 bát và uống trong ngày.

Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu: Hoàng kỳ 16g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, liên kiều 12g, thục địa 12g, phục long can 12g, bán hạ chế 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, hoàng cầm 10g, đại táo 10g, sinh khương 3g.

Cách thực hiện:

  • Tương tự như bài thuốc số 1, bạn cũng đem những dược liệu đã chuẩn bị đi sắc lấy 3 bát thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Nên uống khi nóng để thuốc phát huy công dụng tốt hơn.

Bà bầu bị đau đầu phải làm sao - Sử dụng thuốc Tây y

Nếu mẹ bầu đã thử hết các phương pháp trên mà cơn đau đầu buồn nôn vẫn không thuyên giảm, lúc này bạn sẽ cần dùng đến thuốc Tây để giảm đau hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần rất thận trọng khi lựa chọn bất kỳ loại thuốc nào, vì một số thành phần trong các thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen,... sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé. Một số loại thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ mang thai mẹ có thể tham khảo là:

  • Acetaminophen: Đây là thuốc giảm đau tương đối lành tính cho mẹ, loại thuốc này thường được bác sĩ tư vấn trong trường hợp cơn đau đầu nghiêm trọng.
  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau không còn xa lạ với nhiều người. Loại thuốc này hiện không có trong danh sách các thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng khi đau đầu nặng.

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được mua thuốc về sử dụng khi chưa nhận được sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng loại thuốc này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Acetaminophen thường được bác sĩ chỉ định cho mẹ bầu gặp tình trạng đau đầu nghiêm trọng
Acetaminophen thường được bác sĩ chỉ định cho mẹ bầu gặp tình trạng đau đầu nghiêm trọng

Làm thế nào để phòng ngừa đau đầu buồn nôn khi mang thai?

Đau đầu buồn nôn khi mang thai không chỉ tổn hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mẹ bầu. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi ngày và tránh việc thức quá khuya, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống đủ lượng nước trong ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ đóng góp rất lớn trong việc ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của thai kỳ.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không để cơ thể quá no gây buồn nôn, hoặc quá đói gây hạ đường huyết.
  • Tránh xa các đồ uống có cồn, cafein, không sử dụng chất kích thích.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không để tinh thần căng thẳng, stress quá lâu.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giữ cơ thể dẻo dai, tránh tình trạng căng cơ và nâng cao sức đề kháng.
  • Nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào đi kèm đau đầu buồn nôn, mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi đau đầu buồn nôn khi mang thai có sao không và cải thiện thế nào. Hy vọng các mẹ bầu đã an tâm hơn và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với mình.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đau Đầu Nên Ăn Gì?

Đau đầu nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi gặp tình trạng này. Bởi vì bổ sung dinh dưỡng cũng sẽ hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số loại thực...

Đau Đầu Buồn Nôn Nên Ăn Gì?

Đau đầu buồn nôn nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người, vì lo sợ cảm giác ăn vào sẽ khó chịu hoặc bị nôn ra. Bên cạnh đó, việc bổ sung những thực phẩm có lợi cũng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Trong...

Đau Đầu Nên Làm Gì?

Đau đầu là tình trạng không quá xa lạ với chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu như: Do thời tiết, làm việc căng thẳng, stress, do bệnh lý,... Vậy khi bị đau đầu nên làm gì - Tìm hiểu ngay 12 cách trị...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *