8 Loại Thuốc Trị Chàm Môi Tốt Nhất Hiện Nay Và Giá Bán

Thuốc điều trị chàm môi có tác dụng chính là cấp ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô ráp và bong tróc, chống viêm nhiễm,… Việc dùng thuốc điều trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nên được nhiều người ưu tiên áp dụng. Bài viết dưới đây là tổng hợp 8 loại thuốc trị chàm môi tốt nhất hiện nay kèm theo giá bán bạn có thể tham khảo.

Chàm môi khiến vùng da ở môi luôn trong tình trạng khô ráp và ngứa ngáy khó chịu
Chàm môi khiến vùng da ở môi luôn trong tình trạng khô ráp và ngứa ngáy khó chịu

Các loại thuốc trị chàm môi tốt nhất hiện nay

Chàm môi là vấn đề da liễu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là tổn thương vùng da môi với các dấu hiệu như nổi mụn nước li ti, môi bị đỏ rát, vỡ mụn nước và chảy dịch, đóng vảy và bong tróc,… Bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nội sinh và ngoại sinh. Dựa vào nguyên nhân mà y khoa chia bệnh chàm môi thành 3 thể khác nhau là chàm môi do tiếp xúc kích ứng, chàm môi do tiếp xúc dị ứng và chàm môi bong vảy.

Bệnh chàm môi sẽ tiến triển qua từng giai đoạn khác nhau, có xu hướng kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần nếu không được xử lý đúng cách. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và thiếu tự tin trong giao tiếp.

Sử dụng thuốc điều trị chàm môi mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi khi sử dụng. Thành phần dược tính trong thuốc có khả năng xoa dịu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra, cải thiện tình trạng da môi bị bong tróc và nứt nẻ. Một số loại thuốc trị chàm môi tốt nhất hiện nay được chuyên gia khuyên dùng là:

1. Betamethasone

Betamethasone là thuốc bôi có chứa corticosteroid tổng hợp. Thuốc được điều chế từ thành phần chính là Betamethasone cùng một số tá dược vừa đủ khác. Loại thuốc này cũng thường được sử dụng để xử lý các bệnh lý ngoài da. Với bệnh nhân bị chàm môi, khi sử dụng thuốc Betamethasone điều trị bệnh sẽ giúp khắc phục tại chỗ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Betamethasone là thuốc trị chàm môi mang lại hiệu quả khá nhanh
Betamethasone là thuốc trị chàm môi mang lại hiệu quả khá nhanh

Cách dùng:

  • Sản phẩm được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Liều lượng sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Với trường hợp nhẹ thì chỉ nên dùng từ 0,25 – 0.5mg/ngày, còn với trường hợp nặng là 2,5 – 4mg/ngày.
  • Nên vệ sinh da sạch sẽ và lau khô nước trước khi bôi kem. Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
  • Không sử dụng kem bôi Betamethasone nếu bạn bị dị ứng với thành phần dược tính trong kem, bị tiểu đường, viêm loét dạ dày, gặp vấn đề về thần kinh, bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn trên diện rộng,…

Giá thành tham khảo: Kem bôi Betamethasone điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 40.000 VNĐ/tuýp.

2. Cephalosporin

Cephalosporin là thuốc uống thuộc nhóm kháng sinh, thường được kê đơn để điều trị các vấn đề ngoài da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn da. Thành phần dược tính tính của thuốc là Cephalosporin. Ở mỗi thế hệ khác nhau thì sẽ có thêm các thành phần dược tính riêng.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc Cephalosporin thế hệ 3 để điều trị bệnh chàm môi. Ngoài cải thiện triệu chứng, sản phẩm còn có tác dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Sau một thời gian dùng thuốc bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh như sưng tấy, viêm đỏ,… thuyên giảm rõ rệt.

Điều trị bệnh chàm môi bằng kháng sinh đường uống Cephalosporin
Điều trị bệnh chàm môi bằng kháng sinh đường uống Cephalosporin

Sản phẩm được rất nhiều người tận dụng để điều trị bệnh và nhận được đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách dùng:

  • Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là sốt, phát ban, nôn và buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Chống chỉ định với những người bị dị ứng với hoạt chất Cephalosporin, bệnh nhân bị suy gan suy thận, gặp vấn đề về chuyển hóa, bị chàm môi kháng kháng sinh,…

Giá thành tham khảo: Kháng sinh uống Cephalosporin điều trị bệnh chàm môi được bán với giá khoảng 10.000 VNĐ/viên.

3. Clorpheniramin

Clorpheniramin là thuốc uống thuộc nhóm kháng histamin H1, thường được kê đơn để điều trị bệnh chàm môi cùng một số bệnh lý ngoài da khác. Thành phần dược tính Clorpheniramin trong thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh chàm môi gây ra. Đồng thời, thuốc còn có khả năng khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc,…

Thuốc uống Clorpheniramin sẽ được kê đơn điều trị chàm môi ở mức độ nặng
Thuốc uống Clorpheniramin sẽ được kê đơn điều trị chàm môi ở mức độ nặng

Cách dùng: 

  • Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp cùng với nước lọc vào sau bữa ăn chính. Liều lượng thuốc sẽ có sự thay đổi dựa vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh trạng.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, khô miệng,…
  • Chống chỉ định với những người bị dị ứng với dược tính trong thuốc, bị phì đại tuyến tiền liệt, gặp vấn đề về đau dạ dày, bệnh hen hoặc tá tràng,… Cẩn trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Giá thành tham khảo: Thuốc Clorpheniramin điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 30.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ.

4. Eucerin Eczema Relief

Eucerin Eczema Relief là kem bôi hỗ trợ điều trị bệnh chàm có độ lành tính cao và mang lại hiệu quả khá tốt. Sản phẩm được chiết xuất từ thành phần chính là bột yến mạch giúp cấp ẩm cho da. Trong quá trình sản xuất, kem không được bổ sung thêm bất kỳ thành phần hóa học hay chất kích ứng nào khác nên tuyệt đối an toàn đối với làn da. Bạn có thể tận dụng sản phẩm để điều trị bệnh cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và những người có làn da nhạy cảm.

Khi bị chàm môi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem bôi Eucerin Eczema Relief để điều trị bệnh. Công dụng chính của kem bôi Eucerin Eczema Relief trong điều trị chàm môi là cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh như sưng tấy, ngứa ngáy, bong tróc,…

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh chàm môi bằng kem bôi ngoài Eucerin Eczema Relief
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh chàm môi bằng kem bôi ngoài Eucerin Eczema Relief

Cách dùng: 

  • Thoa kem lên vùng da bị bệnh với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Cần vệ sinh da bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng trước khi thoa thuốc.
  • Không bôi sản phẩm lên vùng da nhạy cảm, có vết thương hở, đang bị mưng mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Chống chỉ định với người bị dị ứng với thành phần của kem và trẻ em dưới 3 tháng tuổi.

Giá thành tham khảo: Kem bôi Eucerin Eczema Relief hỗ trợ điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 550.000 VNĐ/tuýp 226g.

5. Trị chàm môi bằng thuốc mỡ Eucrisa

Eucrisa là thuốc mỡ bôi ngoài da được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ. Thành phần chính của kem bôi là hoạt chất Crisaborole cùng một số tá dược vừa đủ khác, hoàn toàn không chứa steroid. Tác dụng chính của thuốc là cải thiện tình trạng da khô và bong tróc vảy, rất thích hợp sử dụng để điều trị bệnh chàm môi.

Sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội nhờ vào khả năng tái tạo hiệu quả và có thể sử dụng cho cả những vùng da rộng. Sản phẩm được điều chế dưới dạng kem mỡ bôi nên dễ thẩm thấu vào sâu bên trong lớp biểu bì da. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Thuốc mỡ Eucrisa điều trị chàm môi hiệu quả cao và an toàn cho da nhưng có giá thành cao
Thuốc mỡ Eucrisa điều trị chàm môi hiệu quả cao và an toàn cho da nhưng có giá thành cao

Cách dùng:

  • Vệ sinh da sạch sẽ rồi thấm khô nước bằng khăn bông mềm, lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh và không rửa lại với nước. Sử dụng sản phẩm với tần suất 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng kem bôi Eucrisa là đau nhức, bỏng rát, phản ứng quá mẫn cảm,…
  • Không sử dụng sản phẩm nếu bị dị ứng với thành phần có trong kem, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Giá thành tham khảo: Kem bôi Eucrisa điều trị bệnh chàm môi được bán với giá thành khá cao, khoảng 15.000.000 VNĐ/tuýp 60g.

6. Kem Goudron trị chàm môi

Goudron thuộc nhóm thuốc khử Oxy được điều chế dưới dạng thuốc bôi, thường được sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da. Thành phần chính của kem bôi Goudron là chiết xuất từ gỗ nhựa cây thông đã trải qua quá trình chưng cất. Sau khi thành phần này thẩm thấu vào da sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Ngăn ngừa tái phát các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti,… Đồng thời, kem Goudron sau khi bôi lên da còn tạo ra cảm giác dịu mát, đẩy lùi nhanh chóng cơn nóng rát và ngứa ngáy ngay tại vùng da bị bệnh.

Kem bôi Goudron sau khi thoa lên môi sẽ làm dịu nhanh chóng triệu chứng của bệnh chàm môi
Kem bôi Goudron sau khi thoa lên môi sẽ làm dịu nhanh chóng triệu chứng của bệnh chàm môi

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên da rồi massage nhẹ nhàng. Sử dụng kem với tần suất 2 – 3 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
  • Nếu sử dụng sản phẩm kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, viêm nang lông,…
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Giá thành tham khảo: Kem bôi Goudron điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 150.000 VNĐ/tuýp.

7. Thuốc bôi ngoài Salicylic

Salicylic có tên gốc là dược phẩm Lotusalic, sản phẩm được điều chế dưới dạng kem bôi chuyên dùng để điều trị bệnh chàm da. Kem bôi được điều chế với thành phần chính là Salicylic kết hợp với một số thành phần phụ liệu khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Sử dụng kem bôi Salicylic điều trị bệnh chàm môi sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da, da dày sừng và đẩy lùi viêm nhiễm ngứa ngáy. Ở một số trường hợp, kem còn được tận dụng để điều trị bệnh vảy nến và viêm da dị ứng mãn tính.

Cách dùng:

  • Rửa sạch vùng da bị bệnh, dùng khăn thấm khô nước rồi bôi một lượng thuốc vừa đủ lên da. Nên sử dụng với tần suất từ 2 – 4 lần/ngày để nhanh mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng kem bôi là kích ứng, dị ứng ngoài da,…
Kem bôi Salicylic giúp cải thiện nhiều bệnh lý ngoài da trong đó có bệnh chàm môi
Kem bôi Salicylic giúp cải thiện nhiều bệnh lý ngoài da trong đó có bệnh chàm môi

Giá thành tham khảo: Kem bôi Salicylic điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 100.000 VNĐ/tuýp.

8. Skinfix Eczema Hand Repair

Kem bôi Skinfix Eczema Hand Repair cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh chàm môi từ mức độ nhẹ đến trung bình. Sản phẩm được điều chế từ thảo dược tự nhiên (chiết xuất hoa cúc, yến mạch, hạnh nhân và dầu hạt jojoba) nên được đánh giá là an toàn đối với làn da, có thể sử dụng để điều trị bệnh cho nhiều đối tượng khác nhau. Thành phần dưỡng chất trong kem khi được da hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả chống viêm ngứa và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh da liễu gây ra.

Nếu bạn sử dụng kem bôi Skinfix Eczema Hand Repair để điều trị bệnh chàm môi sẽ tác dụng cấp ẩm và làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng da khô và nứt nẻ, đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy,… Thuốc sau khi bôi lên da sẽ thẩm thấu vào trong lớp biểu bì da một cách nhanh chóng, không để lại cảm giác bết dính khó chịu.

Cách dùng:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, thấm khô nước rồi thoa một lớp kem mỏng lên. Massage nhẹ nhàng giúp kem thẩm thấu nhanh vào trong lớp biểu bì da.
  • Sử dụng đều đặn mỗi với tần suất từ 2 – 3 lần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Giá thành tham khảo: Kem bôi Skinfix Eczema Hand Repair hỗ trợ điều trị bệnh chàm môi được bán trên thị trường với giá khoảng 560.000 VNĐ/tuýp 90ml.

Điều trị bệnh chàm môi bằng kem bôi Skinfix Eczema Hand Repair
Điều trị bệnh chàm môi bằng kem bôi Skinfix Eczema Hand Repair

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị chàm môi

Dùng thuốc điều trị chàm môi giúp các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Vì vậy, đây là phương pháp trị bệnh được nhiều người ưu tiên áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, trong suốt quá trình điều trị bệnh bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn được in trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Mua thuốc điều trị bệnh chàm môi tại các cửa hàng phân phối uy tín và đảm bảo chất lượng. Tránh tình trạng mua phải hàng giả, khi sử dụng sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách, giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh rủi ro.
  • Với những loại thuốc được sử dụng bằng cách bôi ngoài da, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc giúp dược tính trong thuốc dễ thẩm thấu qua lớp biểu bì da.
  • Nên có các biện pháp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại như khói bụi, ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm chứa hóa chất hoặc kim loại nặng,… Nên che chắn da thật kỹ mỗi khi đi ra ngoài.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi, hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc dễ gây dị ứng,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho làn da, thanh lọc cơ thể và nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng, tập thể dục thể thao mỗi ngày,…
Ăn uống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng da nói riêng và sức đề kháng cơ thể nói chung
Ăn uống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng da nói riêng và sức đề kháng cơ thể nói chung

Trên đây là thông tin về 8 loại thuốc điều trị chàm môi mang lại hiệu quả tốt và được chuyên gia khuyên dùng bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nếu bệnh chàm môi xảy ra ở mức độ nặng, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách, không tự ý điều trị tại nhà.

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top 10 Thuốc Trị Chàm Khô Hiệu Quả Cao Được Tin Dùng

Khi bị chàm khô, nhiều người thường tận dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh. Dược tính trong thuốc khi thẩm thấu vào da…

Top 9 Thuốc Trị Bệnh Chàm Hiệu Quả Nhanh Bác Sĩ Khuyên Dùng

Thuốc điều trị bệnh chàm da hiện đang được bày bán ngày càng phổ biến, bạn có thể dễ dàng mua được tại các quầy…
Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì

Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì? 9 Loại Tốt Và An Toàn Cho Trẻ

Chàm sữa rất dễ khởi phát ở trẻ dưới 1 tuổi do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sử dụng kem bôi ngoài…

6 Thuốc Trị Chàm Bìu An Toàn, Hiệu Quả Và Được Tin Dùng

Bệnh chàm rất dễ khởi phát ở vùng da bìu của nam giới do đây là khu vực da nhạy cảm, dễ bị trầy xước…
Chia sẻ
Bỏ qua