7 Loại Thuốc Giãn Cơ Trơn Niệu Quản Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc giãn cơ trơn niệu quản là một lựa chọn phổ biến để giảm cơ thắt, giảm đau và cải thiện hoạt động của hệ thống tiết niệu. Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật một số loại thuốc tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc giãn cơ trơn niệu quản
Thuốc giãn cơ trơn niệu quản được sử dụng để giảm co thắt, giảm đau và điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt

7 loại thuốc giãn cơ trơn niệu quản nhất

Thuốc giãn cơ trơn niệu quản được sử dụng để giảm đau, giãn cơ, giúp nước tiểu và sỏi niệu quản đi ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

1. No-Spa – Thuốc chống co thắt niệu quản

  • Nhà sản xuất: Sanofi
  • Xuất xứ thương hiệu: Hungary
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Hoạt chất: Drotaverine
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Công dụng: Chống co thắt cơ
  • Giá bán tham khảo: 45.000 đồng / Hộp
Thuốc giãn cơ trơn niệu quản tốt nhất
No-Spa thuộc nhóm thuốc chống co thắt, hoạt động bằng cách giãn cơ trơn và chống viêm

No-Spa là thuốc giãn cơ trơn niệu quản với thành phần chính là Drotaverin HCl hàm lượng 40 mg. Thuốc thuộc nhóm dược lý giãn cơ trơn, hoạt động bằng cách ức chế enzym phosphodiesterase (PDE) IV, giúp giãn cơ và chống viêm. Về mặt chức năng PDE IV rất quan trọng trong việc giảm sự co thắt ở cơ trơn, điều này giúp điều trị các rối loạn tăng nhu động và các bệnh liên quan đến co thắt niệu quản, tiêu hóa hoặc sinh dục.

Chỉ định:

  • Điều trị co thắt cơ trơn niệu quản, tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục
  • Điều trị các triệu chứng liên quan đến sỏi túi mật, sỏi ống mật, viêm túi mật, viêm đường mật và viêm bóng tụy
  • Điều trị các cơn đau quặn do sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc co thắt bàng quang

Chống chỉ định: 

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Suy gan, suy thận hoặc suy tim nặng
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc No-Spa 40 mg được sử dụng bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều lượng khuyến cáo: 

  • Người lớn: 1 – 2 viên / lần x 2 – 3 lần / ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1 viên / lần x 2 lần / ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên / lần x 2 – 4 lần / ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không sử dụng.

Tác dụng phụ:

Thuốc No-Spa được hấp thụ tốt, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, táo bón, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đánh trống ngực, hạ huyết áp hoặc phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa da). Nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người bệnh hạ huyết áp cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc có chứa lactose, do đó người bệnh không dung nạp fructose không nên sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ.
  • Đôi khi thuốc có thể dẫn đến chóng mặt, do đó cần tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.

2. Talroma – Thuốc chống co thắt, giảm đau niệu quản

  • Nhà sản xuất: Korea Prime Pharma
  • Xuất xứ: Hàn Quốc
  • Hoạt chất: Tiropramide
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Công dụng: Giảm co thắt, giảm đau tính tính ở niệu quản, tử cung
  • Giá bán tham khảo: 134.000 đồng / Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thuốc giãn cơ trơn Buscopan
Talroma giúp cải thiện cơn đau do co thắt niệu quản, tử cung, tiết niệu và đường sinh dục

Talroma là thuốc giãn cơ trơn niệu quản với thành phần chính là Tiropramide hàm lượng 100 mg. Công dụng chính của thuốc là chống co thắt phổ rộng ở đường tiết niệu, hệ sinh dục, đường tiêu hóa. Tiropramide hoạt động bằng cách hoạt hóa quá trình tổng hợp cAMP và kích thích sự gắn kết của ion Ca++ với hệ lưới cơ tương, từ đó tác động chống co thắt cơ trơn niệu quản.

Chỉ định:

  • Co thắt cơ trơn niệu quản cấp tính, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm túi mật, viêm bể thận, kích thích bàng quang.
  • Cải thiện các triệu chứng đau niệu quản, đau bàng quang, đái buốt, đái dắt, đái buốt.
  • Các dạng co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đau bụng kinh, thống kinh, co cứng tử cung, đau vùng khung chậu.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh hẹp đường tiêu hóa do các kích thích bên ngoài.
  • Người bệnh phì đại ruột kết.
  • Người bệnh suy thận nặng.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng thông qua đường uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên / lần x 2 – 3 lần / ngày.
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đáp ứng của người bệnh.

Tác dụng phụ:

Talroma 100 mg được hấp thụ tốt, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu buồn nôn, nôn, táo bón, phản ứng dị ứng, nổi ban đỏ. Khi gặp các tác dụng phụ, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt cần thận trọng khi sử dụng.
  • Nếu có phản ứng phụ trên hệ thống tiêu hóa, hãy tránh uống thuốc lúc đói.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

3. Camoas 200 mg – Chống co thắt, giảm khó tiểu

  • Nhà sản xuất: Medisun
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Thành phần: Flavoxate
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Công dụng: Chống co thắt niệu quản, giảm đau, cải thiện tình trạng khó tiểu
  • Giá bán tham khảo: 165.000 đồng / Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thuốc giãn cơ trơn niệu quản
Camoas 200 mg giúp gây tê chống viêm và giảm đau do co thắt niệu quản gây ra

Camoas 200 mg có thành phần chính là Flavoxat Hydrochlorid hàm lượng 200 mg. Cơ chế hoạt động của thuốc là gây tê tại chỗ và kháng calcium, trực tiếp làm giãn cơ trơn niệu quản và điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt.

Chỉ định:

  • Chống co thắt niệu quản, điều trị các triệu chứng khó tiểu, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu ngắt quãng ở các bệnh lý viêm bàng quang, đau bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
  • Điều trị các chứng co thắt như sỏi thận, sỏi niệu quản, rối loạn co thắt niệu quản do đặt ống thông hoặc nội soi bàng quang.

Chống chỉ định: 

  • Có tiền sử dị ứng với thuốc.
  • Tắc nghẽn hồi tràng, tá tràng, ruột, các chấn thương hoặc liệt ruột.
  • Trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 12 tuổi.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc được sử dụng thông qua đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên / lần x 3 – 4 lần / ngày.
  • Liều lượng có thể điều chỉnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh.

Tác dụng phụ:

Camoas 200 mg là thuốc giãn cơ trơn niệu quản được hấp thụ tốt, tương đối an toàn và ít khi dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, ói mửa, rối loạn điều tiết nhãn áp, nổi mề đay hoặc các bệnh ngoài da khác.
  • Sử dụng lâu dài hoặc ở người lớn tuổi có thể dẫn đến táo bón, tăng bạch cầu ái toan, nhịp tim nhanh.

Nếu nhận thấy các tác dụng phụ hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Ở bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục cùng lúc, nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là tăng nhãn áp góc hẹp.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Đôi khi thuốc có thể dẫn đến mờ mắt, chóng mặt, do đó cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

4. Tiram Tiropramide 100 mg – Thuốc giãn cơ trơn niệu quản

  • Nhà sản xuất: Shinpoong Daewoo
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Tiropramide
  • Công dụng: Giãn cơ trơn niệu quản, điều trị khó tiểu, tiểu đau
  • Giá bán tham khảo: 1.600 đồng / Viên
Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em
Tiram Tiropramide 100 mg có tác dụng ức chế tế bào cơ trơn, từ đó cải thiện các triệu chứng co thắt niệu quản hiệu quả

Tiram Tiropramide 100 mg là thuốc chống co thắt với thành phần chính là Tiropramide hàm lượng 100 mg, có tác dụng chống co thắt cơ trơn ở dạ dày – ruột, niệu quản và đường mật. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tế bào cơ trơn, ngăn chặn các tương tác của các protein gây co thắt trong tế bào cơ trơn.

Chỉ định:

  • Co thắt niệu quản, co thắt dạ dày, hội chứng ruột kích thích
  • Đau quặn mật và các trường hợp co thắt đường mật như sỏi túi mật, viêm túi mật hoặc viêm đường mật
  • Điều trị các cơn đau liên quan đến sỏi niệu quản, viêm bể thận hoặc viêm bàng quang
  • Cơ thắt tử cung, đau bụng kinh, co cứng tử cung

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với Tiropramid
  • Phình đại tràng hoặc kết dính dạ dày ruột
  • Suy gan hoặc suy tuần hoàn

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc Tiram 100 mg được sử dụng thông qua đường uống, có hoặc không có thức ăn đều được.
  • Liều dùng đề nghị: 100 mg / lần x 2 – 3 lần / ngày.
  • Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh.

Tác dụng phụ:

  • Tiram 100 mg là thuốc giãn cơ trơn niệu quản an toàn, ít tác dụng phụ. Rất hiếm khi thuốc dẫn đến tác dụng không mong muốn, tuy nhiên người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, phản ứng dị ứng, ngứa da, phát ban.
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ, cần thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc y tế phù hợp.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt cần thận trọng khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

5. Expas Forte DHG – Thuốc giãn cơ trơn niệu quản hiệu quả

  • Nhà sản xuất: Dược Hậu Giang
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Drotaverin
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Công dụng: Chống co thắt niệu quản, dạ dày, tử cung
  • Giá bán tham khảo: 3.828 đồng / Viên
Thuốc giãn cơ trơn sỏi thận
Expas Forte DHG giúp làm giãn cơ trơn niệu quản, chống viêm, giảm đau và ổn định hoạt động của hệ thống tiết niệu

Expas Forte DHG là thuốc điều trị các cơn đau quặn niệu quản, tiểu buốt, tiểu dắt, đau quặn bụng hoặc đau bụng kinh. Thành phần chính của thuốc là Drotaverin hàm lượng 80 mg, có tác dụng ức chế men PDE IV, giúp giãn cơ và kháng viêm. Thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc co thắt cơ trơn có nguồn gốc thần kinh lẫn cơ.

Chỉ định:

  • Co thắt niệu quản, đau quặn thận do các bệnh đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc co thắt bàng quang.
  • Cơn đau quặn ở bệnh nhân sỏi ống mật, viêm túi mật, viêm quanh túi mật.

Chống chỉ định: 

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Suy gan, suy thận hoặc suy tim nặng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản Expas Forte được sử dụng bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng đề nghị:

  • Trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên / lần x 1 – 2 lần / ngày.
  • Người lớn: 1 viên / lần x 1 – 3 lần / ngày.
  • Liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

Thuốc Expas Forte được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón và hạ huyết áp. Thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc có thể chứa lactose, do đó bệnh nhân không dung nạp fructose cần thận trọng khi sử dụng.

6. Camoas 200 mg – Thuốc giãn cơ trơn niệu quản

  • Thương hiệu: Medisun
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất: Flavoxat
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Công dụng: Giảm cơ thắt niệu quản, điều trị viêm đường tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt
  • Giá bán tham khảo: 165.000 đồng / Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thuốc giảm co thắt cơ trơn tử cung
Camoas 200 mg giúp điều trị co thắt niệu quản, đường tiết niệu, sinh dục và tiêu hóa

Camoas 200 mg là thuốc giãn cơ trơn niệu quản có thành phần chính là Flavoxat hydrochlorid hàm lượng 200 mg. Thuốc hoạt động bằng cách đối kháng trực tiếp sự co thắt cơ trơn niệu quản, bàng quang, đường tiết niệu và sinh dục.

Chỉ định:

  • Điều trị co thắt niệu quản với các triệu chứng khó tiểu, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu ngắt quãng.
  • Cải thiện các triệu chứng viêm bàng quang, đau bàng quang, viêm niệu đạo, đau bàng quang.
  • Chống co thắt ở các bệnh lý sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc dị chứng khi phẫu thuật đường tiểu dưới.

Chống chỉ định:

  • Tắc nghẽn hồi tràng, tá tràng, chấn thương gây tắc ruột, liệt ruột
  • Tắc nghẽn đường tiểu dưới, xuất huyết tiêu hóa
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc thuốc giãn cơ trơn niệu quản Camoas 200 mg được sử dụng thông qua đường uống.
  • Liều lượng đề nghị: 1 viên / lần x 3 – 4 lần / ngày.
  • Thuốc được hấp thụ nhanh chóng và mang lại hiệu quả trong 2 – 3 giờ. Đối với các dạng nhiễm trùng, cần sử dụng song song với thuốc kháng sinh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Cảm xúc không ổn định
  • Rối loạn điều tiết mặt
  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người cao tuổi
  • Rối loạn tiểu tiện
  • Táo bón, khi sử dụng ở liều cao

Thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục cần sử dụng kết hợp với kháng sinh để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Thận trọng khi sở bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là tăng nhãn áp góc hẹp.

7. Buscopan 10 mg – Điều trị co thắt niệu quản

  • Thương hiệu: Sanofi (Pháp)
  • Nhà sản xuất: Delpharm
  • Hoạt chất: Hyoscin butylbromid
  • Dạng bào chế: Viên nén bao đường
  • Công dụng: Chống co thắt niệu quản, tiêu hóa, rối loạn đường mật
  • Giá bán tham khảo: 1.200 đồng / Viên
co thắt cơ trơn niêu quản uống thuốc gì
Buscopan 10 mg được sử dụng để điều trị co thắt niệu quản, viêm bàng quang, sỏi thận và sỏi tiết niệu

Buscopan 10 mg là thuốc giãn cơ trơn niệu quản với thành phần chính là Hyoscine Butylbromide hàm lượng 10.0 mg. Thuốc hoạt động như một dẫn xuất ammonium bậc bốn, hyoscine butylbromide không vào hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến các tác dụng phụ kháng cholinergic trên hệ thống thần kinh trung ương không xuất hiện, ức chế khả năng cơ thắt ở niệu quản, bàng quang, đường tiêu hóa và sinh dục.

Chỉ định:

  • Điều trị co thắt niệu quản với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đau
  • Điều trị các triệu chứng co thắt tiêu hóa, đường mật, sinh dục – tiết niệu

Chống chỉ định: 

  • Người bệnh mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh nhược cơ, phình to đại tràng
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống, theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liều lượng đề nghị: 1 – 2 viên / lần x 3 – 5 lần / ngày.

Tác dụng phụ:

  • Nhịp tim nhanh
  • Khô miệng
  • Rối loạn da và các mô dưới da
  • Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ, khó thở, nổi mề đay, phát ban và các biểu hiện quá mẫn cảm khác
  • Thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Thuốc có chứa sucrose, do đó không sử dụng cho người bệnh không dung nạp fructose hoặc cần kiêng đường.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Do thuốc kháng cholinergic có nguy cơ biến chứng cao, do đó nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân tắc nghẽn đường ruột, đường tiết niệu, bệnh nhân có nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn cơ trơn niệu quản

Thuốc giãn cơ trơn niệu quản có thể giúp cải thiện các triệu chứng và giúp bàng quang co thắt thoải mái hơn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về lối sống để góp phần điều chỉnh các triệu chứng. Các lưu ý bao gồm:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết. Quá nhiều nước có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn trong khi uống quá ít nước sẽ dẫn đến nước tiểu cô đặc và ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu.
  • Tránh tiêu thụ nhiều caffeine và rượu, điều này sẽ làm tăng nhu cầu đi tiểu, dẫn đến rối loạn hoạt động niệu quản.
  • Tập thể dục khoảng nửa giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để kiểm soát hệ thống tiết niệu tốt hơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, để tránh gây tiểu không kiểm soát hoặc gây căng thẳng lên đường tiết niệu.
  • Không hút thuốc, bởi vì điều này có thể gây căng thẳng cho bàng quang và niệu quản.

Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc giãn cơ trơn niệu quản phù hợp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả, nhanh chóng. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro liên quan. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận được các dấu hiệu không mong muốn, hãy thông báo với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các Loại Thuốc Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Hiệu Quả Nhất

Dùng thuốc điều trị thận hư giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và hạn chế tối đa…

Viêm Đường Tiết Niệu Uống Thuốc Gì? Top 7 Loại Tốt Nhất

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và loại vi khuẩn gây ra nhiễm…

Danh Sách 7 Thuốc Trị Tiểu Đêm Phổ Biến Và Hiệu Quả Nhất

Các loại thuốc trị tiểu đêm được chỉ định để làm giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, hỗ trợ ổn định quá…

Top 10 Thuốc Bổ Thận Cho Nữ Phổ Biến, Được Review Tốt

Thuốc bổ thận dành cho nữ có tác dụng chính là bổ thận, cải thiện chức năng thận và các bệnh sinh lý nữ. Hiện…

Top 7 Thuốc Trị Tiểu Không Tự Chủ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thuốc trị tiểu không tự chủ có thể giúp cải thiện chứng bàng quang hoạt động quá mức hoặc co bóp bất thường, từ đó…

Viêm Bàng Quang Uống Thuốc Gì? 7 Loại Tốt Nhất Hiện Nay

Viêm bàng quang uống thuốc gì được bác sĩ kê đơn dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu…

Tổng Hợp 4 Loại Thuốc Trị Thận Yếu Tốt Nhất Và Được Tin Dùng

Thận yếu là bệnh lý xảy ra ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống…

Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai Uống Thuốc Gì Tốt, An Toàn?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai uống thuốc gì được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe của mẹ…
Chia sẻ
Bỏ qua