Top 6 Thuốc Giảm Đau Răng Cho Tác Dụng Nhanh Nhất

Thuốc giảm đau răng là giải pháp rất tuyệt vời, được ứng dụng rất phổ biến trong mọi trường hợp đau nhức răng miệng. Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp chúng ta đẩy lùi nhanh chóng cơn đau nhức, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc mỗi ngày. Nhưng có thể dùng thuốc nào và sử dụng ra sao là vấn đề nhiều người chưa rõ. Sau đây là những giải đáp chi tiết nhất của DrVitamin.

6 loại thuốc giảm đau răng chất lượng nhất hiện nay

Khi bị đau răng, người bệnh luôn cảm thấy bứt dứt khó chịu, ăn uống không ngon miệng và việc giao tiếp cũng bị ảnh hưởng. Khi đó, việc sử dụng các loại thuốc là yếu tố rất cần thiết để nhanh chóng cắt cơn đau. Nhưng tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng đau nhức của mỗi người sẽ có những loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc trị đau răng được sử dụng chủ yếu cho người bệnh hiện nay:

Thuốc giảm đau răng nhóm NSAIDs tác dụng nhanh

Những loại thuốc thuộc vào nhóm NSAIDs có công dụng trị đau răng được dùng rất phổ biến cho nhiều trường hợp. Làm giảm các cơn đau khó chịu, đau buốt kéo dài cho người dùng. Đồng thời, thuốc còn có khả năng hạ sốt, kháng viêm và không có thành phần Steroid.

Với nhóm thuốc giảm đau răng này, y học phân chia thành 2 loại là không kê đơn và có kê đơn. Loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDs không kê đơn sẽ có dược tính thấp hơn, thường dùng để hạ sốt, giảm đau. Nhưng các nha sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân không nên sử dụng thuốc loại không kê đơn này quá 10 ngày khi chữa trị chứng đau buốt răng.

Các thành phần chính có trong loại thuốc giảm đau răng NSAIDs gồm: Diclofenac, Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen nên sẽ giúp giảm đau nhanh chóng ngay sau khi vừa uống.

Ngoài ra cần lưu ý thêm, nhóm NSAIDs cũng có một số tác dụng phụ cho những người mắc bệnh về tiêu hóa, tim mạch, viêm loét dạ dày, máu khó đông.

NSAID là nhóm thuốc giảm đau cho tác dụng nhanh chóng
NSAID là nhóm thuốc giảm đau cho tác dụng nhanh chóng

Đau răng uống thuốc gì? Dùng Acetaminophen

Acetaminophen là thuốc giảm đau răng cấp tốc, mang tới tác dụng hạ sốt, giảm đau. Loại thuốc này dùng rất phổ biến cho những trường hợp người bệnh bị dị ứng với loại thuốc chưa Aspirin hay nhóm NSAIDs. Đồng thời thuốc cũng có dược tính thấp nên người bệnh không thể thấy được hiệu quả ngay sau khi vừa dùng.

Đối với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, cần được dùng với giám sát của các bác sĩ. Nhóm thuốc đau răng Acetaminophen gần như không có tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng.

Thuốc giảm đau răng nhanh Paracetamol Panadol

Khi bị đau răng, nhiều người thường sử dụng Paracetamol Panadol. Đây cũng là thuốc được dùng rất quen thuộc trong khá nhiều trường hợp. Theo đó, thuốc có công dụng giảm đau cũng như hạ sốt nhanh chóng, tuy vậy thuốc không có khả năng kháng viêm. Do vậy, với những trường hợp bệnh nhân bị đau răng không có triệu chứng viêm nướu hoại tử lở loét, bạn có thể tham khảo loại thuốc này.

Thuốc được đánh giá có khả năng giảm đau rất nhanh, phục vụ tốt cho nhu cầu của người bệnh, được bào chế với dạng viên uống hoặc viên sủi. Đối tượng có thể sử dụng thuốc được chỉ định sử dụng theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ, đặc biệt trẻ từ 6 tuổi trở lên. Khi lạm dụng thuốc sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, hiệu quả giảm và còn có khả năng gây ra tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau răng Paracetamol Panadol được dùng phổ biến
Thuốc giảm đau răng Paracetamol Panadol được dùng phổ biến

Thuốc chữa đau răng cấp tốc Naphacogyl

Cách trị đau răng cấp tốc tiếp theo bạn có thể tham khảo là Naphacogyl cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Không chỉ mang tới hiệu quả giảm đau rõ rệt, thuốc còn có công dụng kháng viêm tốt. Naphacogyl mang tới khả năng giảm viêm nhiễm ở cả mức cấp và mãn tính, đồng thời còn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở những người hậu phẫu thuật áp xe hay trích túi mủ.

Tuy vậy, để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, giảm bạch cầu hay bệnh đau dạ dày, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ. Không sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt như người cho con bú, phụ nữ có thai hoặc những bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn tiêu hóa.

Thuốc giảm đau gây tê tại chỗ

Với loại thuốc giảm đau gây tê tại chỗ, thuốc có thể bào chế theo dạng gel, dung dịch hoặc là dạng xịt. Có một số sản phẩm nổi bật trong nhóm này có thể kể tới như: Prilocaine, Tetracaine, Benzocaine, Lidocaine,…

Đối với dạng thuốc uống hoặc viên sủi hay viên uống, bệnh nhân có thể dùng như bình thường. Nhưng ở dạng dung dịch, khi dùng thuốc cần chuẩn bị khăn sạch, thấm cho khô vùng niêm mạc nướu bao quanh vị trí răng đau. Tiếp đó sẽ tẩm thuốc vào đầu tăm bông rồi chấm lên chỗ viêm.

Ưu điểm lớn nhất của nhóm thuốc này chính là mang tới khả năng giảm đau rất nhanh chóng. Hiệu quả gây tê bạn sẽ cảm nhận rõ chỉ trong khoảng từ 30 giây tới 2 phút sau khi sử dụng. Tuy vậy, tác dụng của thuốc cũng không quá lâu, thường từ 15 đến 60 phút. Do đó bạn cần dùng thuốc nhiều lần trong ngày nên có thể thấy bất tiện.

Ngoài ra, với thuốc thuộc nhóm giảm đau gây tê tại chỗ này, người dùng vẫn có khả năng bị tác dụng phụ. Các chất trong thuốc thẩm thấu vào cơ thể qua phần niêm mạc trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới tình trạng tích tụ chất có hại. Đặc biệt thành phần Benzocaine có chứa khá nhiều ảnh hưởng xấu ngoài ý muốn và cũng không thể sử dụng cho trẻ nhỏ.

Kem bôi gây tê tại chỗ cũng cho hiệu quả khá tốt
Kem bôi gây tê tại chỗ cũng cho hiệu quả khá tốt

Xem thêm

Gel làm giảm đau răng cho trẻ nhỏ

Cùng với các loại thuốc giảm đau răng dành cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau răng nên sử dụng sản phẩm gì cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu, Theo đó, các bé có thể bị đau răng bởi nguyên nhân mọc răng sữa, sâu răng, bị viêm nướu hay do va đập mạnh vào đồ vật khi vấp ngã. Nhưng vì cơ địa đặc biệt nên sẽ có những loại thuốc Tây chữa đau răng không thật sự phù hợp cho trẻ nhỏ. Khi đó, phụ huynh có thể tham khảo lựa chọn một số lại gel có công dụng giảm đau được sử dụng khá phổ biến như: Pansoral, Bonjela, Dentinox, Oral Gel,…

Trước khi dùng, bạn hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, kết hợp cho trẻ đánh răng đều đặn và súc miệng sạch sẽ. Sau đó phụ huynh hãy bôi trực tiếp gel lên khu vực nướu bị đau nhức của trẻ. Thuốc sẽ phát huy khả năng làm tê liệt những dây thần kinh trong một khoảng thời gian ngắn, giúp bé giảm cảm giác đau nhức khá rõ rệt. Tuy vậy thuốc sẽ chỉ có công dụng trong khoảng thời gian ngắn và sẽ phải dùng nhiều lần trong ngày.

Lưu ý chung: Khi sử dụng các loại thuốc trị đau răng có thể mang tới cảm giác dễ chịu ngay khi vừa sử dụng, giúp bạn đẩy lùi nhanh cơn đau nhức gây cản trở tới sinh hoạt hàng ngày. Nhưng để có được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân hãy tham khảo chỉ dẫn từ các nha sĩ. Tránh tự kê đơn thuốc hay thay đổi liều lượng, kết hợp tùy ý các loại thuốc với nhau. Lúc này, thuốc chữa đau răng có thể trở thành yếu tố gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn như:

  • Nhóm thuốc có thành phần Aspirin hoặc thuốc thuộc vào nhóm NSAIDs gây ra những tổn hại tại phần màng nhầy của dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Khi đó bệnh nhân bị tăng nguy cơ xuất huyết, viêm loét.
  • Việc lạm dụng nhiều có thể dẫn tới nghiện, làm bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Nếu không có thuốc sẽ không thể chịu được.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có khả năng bị tăng huyết áp khi dùng thuốc trong thời gian dài.
  • Với nhóm sản phẩm giảm đau chứa thành phần Paracetamol khi dùng sai cách sẽ làm tổn hại cho thận, gan. Người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn, suy thận, suy gan,…
  • Với những người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh tự miễn, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người già cũng không sử dụng thuốc giảm đau. Khi đó bạn nên trao đổi với nha sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp hơn.

Lưu ý cần biết cho người bệnh khi dùng thuốc đau răng

Bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu đau răng uống thuốc gì và có thể gặp phải tác dụng phụ như thế nào, bệnh nhân nên chú ý thêm những điều sau:

Cần dùng thuốc đúng liều lượng quy định
Cần dùng thuốc đúng liều lượng quy định
  • Thuốc giảm đau răng sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng răng miệng của mỗi người để cho hiệu quả nhanh hoặc chậm, nhiều hay ít. Do đó bệnh nhân cần sử dụng đúng hướng dẫn để có thể đánh giá được khả năng cải thiện.
  • Khi sử dụng thuốc, nếu cơn đau không dứt, thậm chí có biểu hiện nặng hơn, bạn cần dừng sử dụng và thông báo với các bác sĩ.
  • Ngoài dùng thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể tham khảo áp dụng một số mẹo chữa đau răng đơn giản của dân gian nhưng chỉ phù hợp với mức đau nhẹ và có sự tư vấn từ nha sĩ.
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập phát triển làm đau răng hơn.

Trên đây là một số thuốc giảm đau răng được dùng chủ yếu hiện nay. Thực tế đau răng là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng nên bạn cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kê thuốc trị sâu răng phù hợp, kịp thời, tránh làm răng miệng tổn thương nhiều hơn.

XEM NGAY

6 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em Được Dùng Phổ Biến Nhất

Top 6 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em Phổ Biến Nhất 

Trẻ em rất hay bị đau răng do sinh hoạt không khoa học, vệ sinh kém, và nhiều lý do khác. Khi các cơn đau…

Có Nên Dùng Thuốc Đau Răng Cho Mẹ Cho Con Bú? 3 Loại Tốt Nhất

Đau răng khi cho con bú là điều không bà mẹ nào mong muốn. Bởi tình trạng này vừa gây khó chịu vừa ảnh hưởng…
Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Dạng Sủi Phổ Biến Nhất

7 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Dạng Sủi Được Đánh Giá Cao Nhất

Sử dụng thuốc giảm đau răng dạng sủi là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng bởi cách này cho tác dụng nhanh chóng,…
Thuốc Kháng Sinh Chữa Đau Răng Nào Phổ Biến Nhất Hiện Nay?

Top 5 Thuốc Kháng Sinh Chữa Đau Răng Phổ Biến Nhất

Có nên sử thuốc kháng sinh chữa đau răng, nếu có nên dùng loại nào tốt là câu hỏi của nhiều người khi gặp phải…
Thuốc Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu Được Sử Dụng Nhiều Nhất

8+ Thuốc Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu Được Sử Dụng Nhiều Nhất

Sử dụng thuốc giảm đau răng cho bà bầu thế nào an toàn, hiệu quả là câu hỏi của không ít người. Bởi ở giai…
Top Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Đông Đảo Người Dùng Lựa Chọn

Top 8 Sản Phẩm Hỗ Trợ, Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Tốt Nhất

Các sản phẩm bổ trợ nha khoa và thuốc giảm đau răng của Nhật được người dùng đánh giá cao bởi niềm tin chất lượng…
Chia sẻ
Bỏ qua