TOP 14 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất 

Viêm lợi khiến người bệnh vô cùng khó chịu vì thế các loại thuốc chữa viêm lợi chính là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều dược phẩm hỗ trợ, thuốc kê đơn khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Nhằm giúp người bệnh tìm được sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân, chúng tôi xin gợi ý một số lựa chọn dưới đây. 

14 loại thuốc chữa viêm lợi được sử dụng phổ biến nhất

Viêm lợi khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới viêm nha chu, tụt lợi…. Với tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc đặc trị và sản phẩm hỗ trợ như sau:

1. Syndent Plus Dental Gel – Thuốc chữa viêm lợi được ưa chuộng

Syndent Plus Dental Gel là thuốc sử dụng cho các trường hợp viêm lợi, sưng lợi, viêm nha chu,… Loại thuốc này nằm trong nhóm ETC. Bên cạnh chữa viêm lợi, thuốc cũng có có tác dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn đường miệng hay được sử dụng để loại bỏ cao răng.

Thuốc chữa viêm lợi Syndent Plus Dental Gel được nhiều người sử dụng
Thuốc chữa viêm lợi Syndent Plus Dental Gel được nhiều người sử dụng

Thành phần chính: Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g), Metronidazole (0.20 g), Chlorhexidine Gluconate BP (0.05g) cũng một số tá dược khác.

Cách dùng:

  • Người lớn: Dùng 1 lượng vừa đủ gel thuốc bôi vào vùng răng bị viêm lợi. Mỗi ngày bôi thuốc 3 – 4 lần, các lần bôi thuốc cách nhau 3 giờ.
  • Trẻ em: Cách dùng tương tự như người lớn nhưng mỗi ngày chỉ dùng từ 2 – 3 lần. Các lần bôi thuốc cách nhau 6 tiếng.

Lưu ý: 

  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi không sử dụng loại thuốc này. .
  • Khi dùng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và báo cáo lại cho bác sĩ.

Giá bán: Khoảng 33.000 VNĐ/hộp.

2. Viêm lợi uống thuốc gì? – Naphacogyl

Naphacogyl là thuốc được kê đơn cho hầu hết các bệnh nhân gặp các vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu, áp-xe răng, chảy máu chân răng… Một số bệnh nhân hậu phẫu thuật răng miệng cũng có thể được kê đơn loại thuốc này để tránh nhiễm khuẩn.

Thành phần chính: Metronidazole (125mg),  Spiramycin (100000 IU).

Cách dùng:

  • Người lớn: Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 2 lần dùng, sử dụng sau ăn.
  • Trẻ em: Dùng tương tự người lớn nhưng giảm liều chỉ 2 viên mỗi ngày.

Lưu ý: Những người bị dạ dày, viêm đường ruột, người cao tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Giá bán: Khoảng 20.000 VNĐ/hộp 2 vỉ, 10 viên/vỉ.

3. Sản phẩm cải thiện viêm lợi Emofluor Gel

Emofluor Gel là sản phẩm hỗ trợ chữa viêm lợi dạng gel, dùng bôi trực tiếp và các khu vực bị sưng, viêm. Loại gel này giúp giảm viêm, cắt cơn đau do viêm lợi và hiệu quả với các trường hợp mòn, hở chân răng, răng ê buốt… Những trường hợp bị hỏng men răng, sâu vỡ răng cũng có thể sử dụng Emofluor Gel.

Thành phần chính: Propylene Glycol, Aroma, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, Sodium Saccharin, Aqua, Glycerin, Stannous Fluoride,….

Cách dùng:

  • Sử dụng 1 lượng vừa đủ gel bôi lên khu vực bị viêm nhiễm.
  • Để yên gel trong 1 phút rồi nhổ đi (không cần súc miệng lại).
  • Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần nếu muốn điều trị bệnh hoặc dùng 1 lần/ngày nếu muốn phòng bệnh.

Lưu ý: Sản phẩm chỉ dùng cho người trên 6 tuổi.

Giá bán: Khoảng 199.000 VNĐ/tuýp.

4. Thuốc chữa viêm lợi dạng gel Dentosmin P

Đây là dược phẩm hỗ trợ điều trị viêm lợi dạng gel. Thành phần chính của thuốc chữa viêm lợp này là hoạt chất kháng sinh giúp kháng khuẩn, kháng viêm từ đó cải thiện tình trạng viêm, sưng lợi hay nhiễm trùng lợi.

Dentosmin P kháng khuẩn, kháng viêm
Dentosmin P kháng khuẩn, kháng viêm

Thành phần chính: Chlorhexidin digluconat (10 mg), Chlorhexidin (5.63 mg).

Cách dùng: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi bôi một lượng vừa đủ gel thuốc lên vị trí bị viêm.
  • Mỗi ngày bôi thuốc vào vị trí viêm 1 – 3 lần.

Giá bán: Khoảng 1980.000 VNĐ/tuýp.

5. Viêm răng lợi uống thuốc gì? – Penicillin V

Penicillin V là thuốc kháng sinh đặc trị viêm lợi, nhiễm khuẩn lợi. Đây cũng là thuốc có tác dụng với các trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp hay nhiễm khuẩn tại mô mềm và da.

Thành phần chính: Penicillin V potassium (400.000 IU) cùng một số tá dược khác.

Cách dùng: 

  • Mỗi ngày dùng thuốc trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
  • Người lớn: Dùng 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 2 viên.
  • Trẻ em: Mỗi ngày dùng 40.000 – 80.000 IU/kg, chia thành 3 – 4 lần uống thuốc.

Lưu ý: Phụ nữ đang cho con bú, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Giá bán: Khoảng 40.000 VNĐ/hộp.

6. Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là cũng là thuốc chữa viêm lợi được bác sĩ khuyên dùng. Đây là thuốc kháng sinh cho hiệu quả tốt với các trường hợp viêm lợi cấp, mãn tính, nhiễm trùng khoang miệng, nhiệt miệng….

Thành phần chính: Metronidazole Benzoate BP, Chlorhexidine Gluconate Solution.

Cách dùng:

  • Dùng một lượng vừa đủ thuốc bôi lên vị trí bị viêm.
  • Bôi thuốc liên tục 7 ngày, mỗi ngày bôi 3 – 4 lần.
  • Nếu bị viêm nặng, bạn cần kéo dài thời gian sử dụng thuốc.

Giá bán: Khoảng 40.000 VNĐ/hộp.

7.  Chữa viêm lợi bằng Metronidazol Stada

Metronidazol Santa nằm trong nhóm kháng sinh đặc trị cho tác dụng mạnh với bệnh nhân viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng cho người gặp các bệnh nha chu nghiêm trọng khác.

Thành phần chính: Metronidazol, Acid Stearic, Magnesi Stearat, Lactose monohydrat.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 200mg, uống sau ăn để không ảnh hưởng tới dạ dày.

Giá bán: Khoảng 10.000 VNĐ/hộp.

8. Viêm răng lợi uống thuốc gì? Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh giúp phòng và ức chế vi khuẩn phát triển. Vì thế, nó không chỉ có tác dụng với bệnh nhân viêm lợi mà còn có thể đẩy lùi một số vấn đề như viêm nha chu hoặc nhiễm khuẩn đường thở,… Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn, người bệnh chỉ nên sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.

 Amoxicillin là thuốc sử dụng cho các trường hợp viêm lợi
Amoxicillin là thuốc sử dụng cho các trường hợp viêm lợi

Thành phần chính: Amoxicillin (500mg),  Natri Starch Glycolat, Natri lauryl Sulfat, Colloidal Silicon Dioxit A200.

Cách dùng: 

  • Mỗi ngày uống 3 lần, 250 – 500mg/lần tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của từng người bệnh.
  • Sử dụng thuốc liên tục từ 7 – 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý: Đây là thuốc phòng ngừa và ức chế vi khuẩn phát triển chứ không tiêu diệt được vi khuẩn.

Giá bán: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp.

9. PerioKin

Viêm lợi uống thuốc gì, câu trả lời là PerioKin. Loại thuốc này giúp sát khuẩn và giảm đau tại khu vực sưng, viêm. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng cho người bị viêm, sưng vùng da khác ngoài khoang miệng.

Thành phần: Chlohexidine 0.2% cùng một số tá dược khác (30ml).

Cách dùng: 

  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần bằng cách bôi trực tiếp thuốc lên vị trí sưng viêm.
  • Sau khi bôi thuốc, kiêng ăn uống khoảng 30 phút, tốt nhất nên sử dụng trước khi ngủ.

Giá bán: Khoảng 180.000 VNĐ/tuýp.

10. Ciprofloxacin

Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh giúp kháng khuẩn, kháng virus và nấm. Loại thuốc này được kê đơn cho người bị viêm lợi, viêm nha chu nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phát triển nặng hơn.

Thành phần chính: Hoạt chất Ciprofloxacin.

Cách dùng: 

  • Dùng 1 viên mỗi ngày (500mg) sau ăn 2 tiếng.
  • Uống thuốc liên tục 3 ngày.

Giá bán: Khoảng 100.000 – 200.000 VNĐ/hộp.

11. Azithromycin

Azithromycin cũng thuộc nhóm kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn phát triển và ngăn không cho tình trạng viêm lan rộng. Loại thuốc này có tác dụng với trường hợp viêm lợi, sưng lợi, viêm nha chu.

Thành phần chính: Gồm có Azithromycin Dihydrat.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày dùng 500mg (1 liều duy nhất).
  • Sử dụng sau ăn 2 tiếng.
  • Dùng liên tục trong 3 ngày.

Giá bán: Khoảng 140.000 VNĐ/hộp.

12. Clindamycin

Đây là thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp viêm lợi cấp. Khi đi vào cơ thể, Clindamycin làm nhiệm vụ ức chế vi khuẩn sinh sôi, khiến chúng suy yếu và biến mất.

Thành phần chính: Clindamycin Hydrochloride, EDTA, Benzyl Alcohol, Sodium Hydrate, nước,…

Cách dùng:

  • Trường hợp viêm lợi nhẹ: Dùng 150 – 300mg mỗi lần, ngày dùng thuốc 4 lần.
  • Trường hợp viêm lợi nặng: Dùng 300 – 450mg mỗi lần, ngày dùng 4 lần.

Giá bán: Khoảng 210.000 VNĐ/hộp 100 viên.

13. Minocycline

Minocycline được bào chế dưới hai dạng là thuốc bôi và thuốc uống. Cả hai dạng đều có tác dụng với những trường hợp viêm lợi hôi miệng, nhiễm khuẩn đường miệng, viêm nha chu.

Minocycline có tác dụng với trường hợp viêm lợi hôi miệng, nhiễm khuẩn đường miệng
Minocycline có tác dụng với trường hợp viêm lợi hôi miệng, nhiễm khuẩn đường miệng

Thành phần chính: Hoạt chất Minocycline HCl.

Cách dùng: Bôi thuốc lên vị trí viêm 3 – 4  lần mỗi ngày. Các lần bôi thuốc nên cách nhau ít nhất 3 tiếng.

Lưu ý: Người bị tiểu đường, gặp các vấn đề liên quan đến thận, gan,… không dùng.

Giá bán: Khoảng  220.000 – 230.000 VNĐ/hộp 3 vỉ, 10 viên/vỉ.

14. Tetracyclin

Đây là một loại kháng sinh phổ rộng giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Sử dụng Tetracyclin giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn làm phá hủy cấu trúc mô và xương trong khoang miệng.

Thành phần: Loại thuốc chữa viêm lợi này có thành phần là Tetracyclin 500mg.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày dùng 2 lần, 500mg mỗi lần.
  • Dùng thuốc liên tục 7 – 14 ngày để thu được kết quả tốt nhất.

Giá bán: Khoảng 10.000 VNĐ/tuýp.

Lưu ý khi dùng sử dụng thuốc chữa viêm lợi

Khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi, để đạt kết quả tốt nhất, bạn cần chú ý một số lưu ý như sau:

  • Không tự ý dùng thuốc: Khi gặp tình trạng viêm lợi, người bệnh cần đi khám và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không được tự mua thuốc về dùng. Bởi điều này có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc hay không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Vệ sinh răng miệng: Khi dùng thuốc, nhất là các loại thuốc bôi, người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có như vậy thuốc mới có thể phát huy tốt nhất hiệu quả. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch, tình trạng viêm nhiễm có thể trầm trọng hơn.
  • Cẩn thận tác dụng phụ: Khi dùng thuốc chữa viêm lợi, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường hoặc thấy tình trạng trầm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc chữa viêm lợi là giải pháp giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, bạn cần được thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, không gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nước súc miệng trị viêm lợi

Tham Khảo Ngay Top 7 Loại Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Tốt Nhất

Nước súc miệng trị viêm lợi là sản phẩm quan trọng, được nhiều người lựa chọn sử dụng với mục đích làm sạch răng miệng…
6 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Phổ Biến Nhất

5 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Phổ Biến Nhất

Viêm lợi gây chảy máu chân răng khiến bạn khó chịu, sinh hoạt bị ảnh hưởng, cuộc sống giảm sút. Vậy cần làm gì khi…
Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng Do Đâu Và Làm Sao Điều Trị?

Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng Do Đâu Và Làm Sao Điều Trị?

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng là hiện tượng rất dễ gặp phải. Đa phần xuất phát từ thói quen vệ sinh và…
Có Những Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Nào Tốt?

Top 5 Thuốc Chữa Viêm Lợi Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Tốt Nhất

Sử dụng thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú nào tốt, an toàn là câu hỏi của nhiều bà mẹ. Bởi ở…
Viêm Lợi Trùm Răng Khôn Uống Thuốc Gì? TOP 5 Loại Được Tin Dùng Nhất

Viêm Lợi Trùm Răng Khôn Uống Thuốc Gì? TOP 5 Loại Được Tin Dùng Nhất

Viêm lợi trùm răng khôn thường xảy ra trong quá trình mọc răng khôn. Nếu không sớm điều trị, căn bệnh này sẽ gây nguy…
Chia sẻ
Bỏ qua