13+ Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả Nhất

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, thường kéo dài dai dẳng, khó trị dứt điểm. Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà phương pháp cải thiện cũng không giống nhau. Nếu bạn thuộc thể bệnh nhẹ, mới khởi phát, hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu tại nhà lành tính, an toàn thay vì thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ. Ở bài viết dưới đây sẽ gợi ý 13 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả nhất, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.

Top 13 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian tốt nhất

Tổ đỉa rất dễ nhận biết với triệu chứng điển hình là những nốt mụn nước trú ngụ ở lòng bàn tay, bàn chân, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Tuy không trực tiếp gây nguy hại cho tính mạng nhưng hiện tượng này lại ảnh hưởng đến tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nhà được ưu tiên lựa chọn bởi sự an toàn, lành tính, tiết kiệm đáng kể chi phí. Nếu trong trường hợp thể bệnh nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể tham khảo ngay 13 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả nhất dưới đây.

Lá trầu không

Một trong những cách trị tổ đỉa tại nhà được áp dụng nhiều nhất đó chính là dùng lá trầu không. Đây là nguyên liệu thường xuyên có mặt trong các bài thuốc, mẹo dân gian chữa bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,… Người ta tìm thấy trong loại lá này có chứa hàm lượng lớn polyphenol cùng nhiều hoạt chất khác có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen để làm lành vết thương ở da và mô mềm.

Bên cạnh đó, lá trầu không cùng có khả năng kháng khuẩn, sát trùng nhờ lượng lớn tinh dầu eugenol, qua đó tránh được nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm khi nốt mụn nước bị vỡ ra. Do đó bạn không nên bỏ qua cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không.

Lá trầu không thường được sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa
Lá trầu không thường được sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn lấy một nắm lá trầu không mang rửa sạch, ngâm qua với nước muối pha loãng.
  • Tiếp đến vò nát lá rồi cho vào nồi, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Lúc này bạn đổ nước ra chậu, thêm 1 thìa muối biển vào và khuấy đều.
  • Chờ khi nước nguội bớt thì bạn dùng để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương.
  • Người bệnh nên áp dụng cách làm này mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Cách trị tổ đỉa dân gian với lá khế

Bên cạnh lá trầu không, lá khế cũng được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh ngoài da như tổ đỉa. Theo Đông y, loại lá này có tính bình, ôn sinh, mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn tốt. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, lá khế có chứa các thành phần hoạt chất đa dạng cùng tinh dầu dồi dào cho khả năng kháng viêm, làm sạch da, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hại, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian gồm các bước vô cùng đơn giản.

Cách 1- Tắm nước lá khế:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế không sâu bệnh, héo úa mang rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng.
  • Tiếp theo cho lá khế vào nồi đun cùng 2 lít nước, thêm một ít muối trắng.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bếp, đổ ra chậu, chờ khi nguội bớt thì dùng để ngâm tay chân và những vị trí bị tổ đỉa, có thể kết hợp dùng bã lá khế chà nhẹ nhàng lên vùng da bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách 2 – Đắp lá khế: 

  • Bạn chuẩn bị 1 ít lá khế sạch, rửa sạch cùng nước muối pha loãng rồi để ráo.
  • Tiếp đến mang giã nát cùng một ít muối tinh.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổ đỉa rồi đắp lá khế đã chuẩn bị lên, cố định bằng băng gạc trong ít nhất 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng lá khế chữa tổ đỉa với tần suất 1 lần/ngày và kiên trì thời gian dài để thấy sự cải thiện.
Trị tổ đỉa dân gian với lá khế cho hiệu quả cao
Trị tổ đỉa dân gian với lá khế cho hiệu quả cao

Lá đào

Bệnh tổ đỉa khởi phát do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cùng nhiều tác nhân ngoài môi trường. Khi đó bạn có thể dùng lá đào để chữa bệnh tổ đỉa tại nhà. Được biết lá đào có tính bình, có khả năng thanh nhiệt, sát khuẩn, trừ phong thấp. Bên cạnh đó, những hoạt chất được tìm được trong lá đào như axit tanic, amygdalin, coumarin còn có công dụng kháng khuẩn, phục hồi những tổn thương, ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm và giảm cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi, không héo úa hay sâu bệnh, mang rửa sạch cùng nước muối pha loãng.
  • Lúc này cho lá đào vào cối giã nát cùng một vài hạt muối tinh.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổ đỉa, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lá đào lên vị trí bị thương, giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Nên duy trì cách này mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh tình được thuyên giảm.

Ngoài cách làm trên, người bệnh có thể áp dụng cách dùng lá đào ngâm rửa như sau:

  • Lấy một nắm lá đào tươi mang rửa sạch rồi vò nhẹ.
  • Cho 2 lít nước vào ấm, đun sôi cùng lá đào trong vòng 10 phút.
  • Sau đó đổ nước ra chậu, chờ nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị thương trong khoảng 20 phút.

Lá chè xanh

Dùng lá chè xanh là một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc dân gian nhiều người áp dụng thành công. Các chuyên gia cho biết loại lá này có chứa đến 6 loại polyphenol và catechin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ chống oxy hóa mạnh mẽ.

Khi đó sử dụng lá chè xanh đúng cách sẽ giúp nâng cao sức khỏe của làn da, đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương, ngăn ngừa hiện tượng sưng viêm, bội nhiễm và giảm ngứa ngáy đáng kể.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian với chè xanh được nhiều người áp dụng
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian với chè xanh được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi, vò nhẹ.
  • Cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước rồi tiến hành đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Lúc này bạn đổ nước ra chậu, chờ nguội hoặc pha thêm nước lạnh để bớt nóng.
  • Dùng nước này để ngâm rửa các bộ phận trên cơ thể đang bị tổ đỉa.
  • Nên áp dụng cách làm này mỗi tuần từ 3 – 4 lần và kiên trì đến khi các triệu chứng được đẩy lùi hoàn toàn.

Sử dụng tỏi – Cách chữa tổ đỉa dân gian

Tỏi thường được sử dụng trong trong nấu ăn, giúp làm tăng thêm hương vị, kích thích ăn ngon miệng. Tuy nhiên ít người biết rằng tỏi còn xuất hiện trong các bài thuốc chữa tổ đỉa theo dân gian. Lý do là bởi tỏi có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tránh sự lây lan, kích thích quá trình phục hồi những tổn thương. Chữa tổ đỉa bằng tỏi đã từng được nhiều người áp dụng thành công.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 5 tép tỏi, rửa qua rồi để ráo.
  • Cho tỏi vào cối giã nát để thu lấy phần nước cốt.
  • Tiếp theo bạn dùng bông Y tế thấm nước tỏi và thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, chú ý cần vệ sinh da trước khi thoa để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Cứ 3 – 4 phút bạn sẽ chấm nước cốt tỏi một lần để hoạt chất được thẩm thấu tốt hơn.
  • Sau 15 phút, bạn có thể rửa sạch lại với nước lọc.

Gừng tươi

Bên cạnh tỏi, gừng cũng là gia vị có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, do đó ngoài công dụng là chế biến món ăn, người ta còn sử dụng nguyên liệu này để điều trị các bệnh da liễu mãn tính tại nhà. Theo ghi chép của Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, có khả năng diệt khuẩn, giải độc, tán phong hàn, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Đặc biệt, các chuyên gia còn cho biết hai hoạt chất đặc trưng của gừng là gingerol và zingerone hàm lượng cao có thể ức chế các thành phần trung gian gây phản ứng viêm, bao gồm vi khuẩn và vi nấm. Sử dụng nguyên liệu này giúp bệnh nhân tổ đỉa giảm nhanh ngứa ngáy, tránh làm vỡ mụn nước gây bội nhiễm.

Gừng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt
Gừng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ rồi rửa sạch, thái thành từng lát.
  • Sau đó tiến hành đun sôi 2 lít nước, cho gừng đã chuẩn bị vào đun thêm 3 phút để hoạt chất thấm ra.
  • Bạn đổ nước gừng ra chậu, pha thêm 1 ít nước lạnh để giảm độ nóng.
  • Nước gừng mang ngâm rửa tay chân và vùng da bị tổ đỉa trong 10 – 15 phút.

Chanh

Một trong những cách trị tổ đỉa theo dân gian đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đến đó là sử dụng chanh. Được biết chanh có chứa nhiều vitamin C cùng hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương trên da.

Thêm vào đó, nguyên liệu này còn có nhiều acid citric với tác dụng làm sạch da, hỗ trợ kiểm soát tốt hoạt động của tuyến mồ hôi. Sử dụng chanh trị tổ đỉa là cách để người bệnh giảm ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vùng da bị bệnh trở nên thông thoáng hơn. Biện pháp này đặc biệt thích hợp với những ai bị tổ đỉa có nguyên nhân do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng khi các nốt mụn chưa bị vỡ ra để hạn chế acid từ chanh gây cảm giác đau xót và rát.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên hãy chuẩn bị nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt.
  • Phần nước cốt này pha cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
  • Người bệnh vệ sinh sạch vùng da tổ đỉa, lau khô rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp vừa chuẩn bị, thoa trực tiếp lên da.
  • Giữ nguyên trong vòng 10 phút, bạn có thể rửa lại bằng nước ấm.
Sử dụng chanh chữa tổ đỉa tại nhà không phải ai cũng biết
Sử dụng chanh chữa tổ đỉa tại nhà không phải ai cũng biết

Dùng rau răm – Cách chữa tổ đỉa tại nhà

Rau răm được sử dụng như một loại rau ăn kèm hoặc chế biến món ăn để tăng thêm hương vị đậm đà, ngon miệng. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng có thể hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa rất tốt.

Rau răm có tính ấm, vị cay, được sử dụng rất nhiều để chữa tổ đỉa bởi tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Thêm vào đó, hoạt chất trong nguyên liệu này còn giúp làm dịu da, ức chế các tác nhân gây phản ứng viêm, đồng thời làm giảm ngứa ngáy nhanh cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá rau răm tươi, loại bỏ lá bị sâu bệnh, héo úa rồi mang rửa sạch cùng nước muối pha loãng.
  • Chờ rau ráo thì cho vào cối giã nát.
  • Cần vệ sinh thật sạch vùng da bị tổ đỉa, lau khô, sau đó đắp hỗn hợp này trực tiếp lên da.
  • Có thể sử dụng băng gạc để cố định, giữ trong khoảng 20 phút thì rửa lại với nước ấm.
  • Người bệnh tổ đỉa nên áp dụng cách làm này mỗi tuần 3 – 4 lần và kiên trì để thấy hiệu quả rõ rệt.

Muối biển

Với những người bị tổ đỉa có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, có thể cải thiện bằng muối biển. Đây được biết đến là một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian hiệu quả cao, nhiều người áp dụng thành công. Nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng cách chữa tổ đỉa với muối biển hỗ trợ kháng viêm, sát trùng rất tốt, qua đó giúp người bệnh xử lý được cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đẩy lùi sưng viêm và ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm trên da.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian với muối giúp giảm ngứa nhanh
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian với muối giúp giảm ngứa nhanh

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên cho khoảng 2 – 3 thìa muối biển nguyên chất vào chảo rang nóng trên lửa nhỏ.
  • Cho muối ra, chờ nguội bớt thì đổ vào túi vải mềm, sạch.
  • Tiếp đến bạn chườm trực tiếp lên lòng bàn tay, bàn chân và những vị trí bị tổ đỉa.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần và kiên trì cho đến khi các triệu chứng được đẩy lùi hoàn toàn.
  • Ngoài cách này, người bệnh cũng có thể dùng muối pha loãng cùng nước để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, đẩy lùi các triệu chứng.

Lá lốt

Lá lốt chính là một trong những cây thuốc Nam được sử dụng nhiều trong việc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa. Nguyên liệu này có tính ấm với công dụng kháng viêm, sát trùng, tán hàn, giảm đau. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các hoạt chất trong lá lốt giúp đẩy lùi ngứa ngáy, tiêu viêm, sát khuẩn. Do đó dùng chữa tổ đỉa bằng lá lốt sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng khó chịu của bệnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi da và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, loại bỏ những lá héo úa, sâu bệnh, rửa sạch rồi vò nát.
  • Tiếp đến bạn cho lá lốt vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước đun sôi trong 5 phút.
  • Lúc này hãy đổ nước ra chậu, chờ nguội hay pha thêm ít nước lạnh vào để giảm bớt độ nóng.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa tay chân và những vị trí bị tổ đỉa, mỗi ngày 1 lần, kiên trì tiến hành cho đến khi các triệu chứng được đẩy lùi hoàn toàn.
Lá lốt chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh
Lá lốt chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian với lá đơn đỏ

Nếu chưa biết cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà như thế nào cho hiệu quả cao nhất, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đơn đỏ. Đơn đỏ còn được biết đến với tên gọi là đơn tướng quân, mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Người ta tìm thấy rằng những thành phần có trong nguyên liệu này có thể cải thiện các biểu hiện của bệnh da liễu mãn tính, bao gồm tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 100g lá đơn đỏ, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Tiếp đến cho lá vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Đổ nước vừa nấu ra chậu, chờ nguội bớt, dùng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Nên áp dụng cách làm này mỗi tuần từ 3 – 5 lần và kiên trì trong thời gian dài để hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu và nguy cơ bội nhiễm được đẩy lùi.

Lá bàng

Thêm một mẹo chữa tổ đỉa tại nhà mà bạn có thể áp dụng đó là dùng lá bàng. Tương tự như lá khế, lá đào hay lá trầu không thì lá bàng cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng khá tốt. Y học hiện đại cũng nghiên cứu được rằng nguyên liệu này chứa hoạt chất với khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Đặc biệt lá bàng còn hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi nấm và những tác nhân gây bệnh da liễu như tổ đỉa nên được nhiều người ưu tiên sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn hãy chọn khoảng 15 lá bàng loại bánh tẻ, không sâu bệnh và 2 thìa muối biển.
  • Rửa sạch lá bàng, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp đến cho lá bàng và một ít muối vào giã nát hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn.
  • Lúc này đun sôi hỗn hợp lá bàng và một ít nước trong khoảng 5 phút với lửa nhỏ để hoạt chất được hòa tan.
  • Chờ nguội bớt, bạn cho hỗn hợp thu được vào chai thủy tinh, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mỗi khi dùng lấy ra đun nóng.
  • Người bệnh vệ sinh sạch vùng da bệnh, thoa dịch ép lá bàng lên, không cần rửa lại với nước và thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Mẹo chữa tổ đỉa tại nhà mà bạn có thể áp dụng đó là dùng lá bàng
Mẹo chữa tổ đỉa tại nhà mà bạn có thể áp dụng đó là dùng lá bàng

Cây vòi voi

Cây vòi voi hay cây cẩu vĩ trùng, cây đại vĩ đạo là dược liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y. Y học cổ truyền cho biết tất cả các bộ phận của loài cây này đều có khả năng trị bệnh. Được biết, cây vòi voi với những thành phần hoạt chất riêng có khả năng giảm đau nhức, ngứa ngáy, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do đó người ta thường dùng để chữa bệnh viêm da cơ địa, nhiễm trùng.

Để sử dụng nguyên liệu này cho bệnh tổ đỉa có 2 cách.

Cách 1 – Đắp vòi voi:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá và thân vòi voi, không sâu bệnh, héo úa mang rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút.
  • Chờ dược liệu ráo thì cho vào cối giã nát.
  • Sau khi vệ sinh thật sạch vùng da bị bệnh, bạn lấy hỗn hợp vừa thu được đắp trực tiếp lên da, dùng băng gạc cố định trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Nên kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần trong ít nhất 1 tuần sẽ thấy được sự cải thiện các triệu chứng.

Cách 2 – Vòi voi kết hợp giấm:

  • Chuẩn bị 1 ít lá và thân của cây vòi voi mang rửa sạch, thái nhỏ và ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút, chờ ráo.
  • Cho dược liệu đã chuẩn bị vào chảo, đảo đều tay trên lửa nhỏ, sau đó thêm một ít giấm vào tiếp tục đảo cho đến khi chuyển thành màu vàng.
  • Tiếp đến bạn đổ nguyên liệu này vào túi vải sạch, dùng để chườm lên vị trí bị tổ đỉa đến lúc nguội hẳn.
  • Có thể cho vào chảo đảo lại để nóng và chườm thêm một lần nữa.
  • Tốt nhất nên áp dụng biện pháp này 2 lần mỗi ngày để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng.
Cây vòi voi thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh
Cây vòi voi thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh

Một số lưu ý cần nhớ khi chữa tổ đỉa bằng dân gian

Chữa tổ đỉa bằng dân gian tại nhà thường đơn giản, cho hiệu quả cao và khá lành tính. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối và giúp các triệu chứng được đẩy lùi tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Sử dụng mẹo dân gian chữa tổ đỉa chỉ thích hợp với người thể bệnh nhẹ, mới khởi phát và các biểu hiện chưa nghiêm trọng. Những trường hợp nặng hơn, khi các nốt mụn nước đã vỡ ra và có nguy cơ cao bội nhiễm thì cần thăm khám bác sĩ.
  • Hiệu quả từ các mẹo này thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bạn cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Nên lựa chọn dược liệu tươi sạch, loại bỏ hết lá héo úa, sâu bệnh, đồng thời ngâm rửa cùng nước muối pha loãng để tránh tạp chất, bụi bẩn gây hại cho vết thương.
  • Cần chú ý giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vị trí bị tổ đỉa, không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hóa chất độc hại hay các tác nhân gây dị ứng.
  • Ưu tiên lựa chọn quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, mang giày vừa chân, không quá chật.
  • Bạn tuyệt đối không được cào gãi, chà xát mạnh ở vùng da bị tổn thương để tránh các nốt mụn bị vỡ và lan rộng ra xung quanh.
  • Để đẩy nhanh quá trình trị bệnh, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, tăng cường bổ sung trái cây tươi, rau xanh và món ăn tốt cho sức khỏe, đồng thời tránh xa thực phẩm gây hại như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chất kích thích.
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi sẽ giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn.
  • Trong trường hợp áp dụng mẹo tại nhà không có sự cải thiện, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để thăm khám, được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị chuyên sâu như dùng thuốc bôi trị tổ đỉa, thuốc uống, quang trị liệu,….

Những cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian thường đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí do tận dụng nguyên liệu có sẵn tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả cải thiện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, cơ địa của từng người. Để có thể trị dứt điểm bệnh, tốt nhất bạn nên thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Không Phải Ai Cũng Biết

6+ Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Không Phải Ai Cũng Biết

Đối với những trường hợp bị tổ đỉa thể nhẹ, người ta thường ưu tiên áp dụng mẹo dân gian để cải thiện các triệu…
Top 8 Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Tỏi Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Top 8 Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Tỏi Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Đối với bệnh lý da liễu mãn tính như tổ đỉa có rất nhiều cách chữa tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức…
8 Mẹo Hay Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Tốt Nhất

8 Mẹo Hay Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Đừng Bỏ Qua

Từ lâu, người ta đã mách nhau rất nhiều mẹo dân gian có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa mà không…
8 Mẹo Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả

8 Mẹo Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Quả

Dân gian ta từ xa xưa đã truyền tai nhau nhiều mẹo chữa bệnh tổ đỉa sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, tránh…
Gợi Ý 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Hiệu Quả Cao

Gợi Ý 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Hiệu Quả Cao Nhất

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài ra gây ngứa ngáy, khó chịu, rất dễ bị bội nhiễm, từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và…