Bị Tổ Đỉa Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Cải Thiện An Toàn

Tổ đỉa hình thành với đặc trưng là các nốt mụn nước sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ trường hợp nào, bao gồm cả bà bầu – đối tượng nhạy cảm. Do đó nhiều người lo lắng liệu bị tổ đỉa khi mang thai có nguy hiểm không, ảnh hưởng đến con hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này, đồng thời nêu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa an toàn, hiệu quả. 

Bị tổ đỉa khi mang thai là bệnh lý như thế nào?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt thuộc bệnh chàm – eczema. Khi khởi phát, trên cơ thể người bệnh, đặc biệt là lòng bàn tay và bàn chân sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ, gây ngứa dữ dội, có khả năng kích thích phản ứng viêm.

Hiện tượng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai. Đặc biệt chị em khi mang bầu là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, có những sự thay đổi về tâm sinh lý và hormone, tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh về da liễu hình thành. Bệnh tổ đỉa có diễn biến phức tạp, kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người mắc.

Bị tổ đỉa khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp
Bị tổ đỉa khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp

Nguyên nhân

Bị tổ đỉa khi mang thai không phải hiện tượng hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân tác động, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Việc tìm hiểu các tác nhân này giúp bạn có cách điều trị hiệu quả, loại bỏ tận gốc căn nguyên, đồng thời phòng tránh tốt nhất.

Một số yếu tố khiến bệnh tổ đỉa xuất hiện ở chị em giai đoạn mang thai bao gồm:

  • Suy giảm sức đề kháng: Khi mang bầu, đặc biệt là ở 3 tháng đầu, cơ thể đang trong quá trình thích nghi với những thay đổi, do đó sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm. Lúc này vi khuẩn và một số tác nhân khác có cơ hội để tấn công, làm bùng phát các triệu chứng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Ngay sau quá trình thụ tinh và bào thai hình thành, bên trong cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi lượng hormone đột ngột. Từ đó sẽ kích thích các tế bào tiền viêm và tăng IgE có trong huyết tương và khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, dễ gây bệnh tổ đỉa.
  • Căng thẳng, stress: Bị tổ đỉa khi mang thai có thể do tâm trạng căng thẳng, stress quá mức của mẹ bầu bởi tâm sinh lý lúc này liên tục thay đổi, họ thường cảm thấy mệt mỏi, áp lực, hay cáu gắt. Yếu tố này kết hợp cùng sự suy giảm miễn dịch sẽ kích thích biểu hiện lâm sàng khiến tổ đỉa khởi phát.
  • Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố kể trên, còn một số tác nhân khiến chị em bị tổ đỉa khi mang thai chính là do tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất, mỹ phẩm độc hại, tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, lạm dụng thuốc hoặc cơ thể bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn đường ruột.
Mẹ bầu căng thẳng, strees cùng là yếu tố khiến bệnh khởi phát
Mẹ bầu căng thẳng, strees cùng là yếu tố khiến bệnh khởi phát

Triệu chứng

Tương tự như tổ đỉa ở các đối tượng khác, bà bầu khi bị tổ đỉa cũng có những triệu chứng cụ thể và đặc trưng, dễ nhận biết. Tuy nhiên bạn cần chú ý để tránh bị nhầm lẫn với những bệnh lý da liễu khác.

  • Xuất hiện các nốt mụn nước màu trắng, kích thước nhỏ chỉ từ 1 – 2mm ở rìa và lòng bàn tay, bàn chân, khi sờ có cảm giác hơi cứng, chắc và khó vỡ.
  • Mụn nước tập trung chủ yếu thành từng cụm, nổi cộm rất rõ trên bề mặt da.
  • Thông thường mụn nước do tổ đỉa không tự vỡ mà chỉ xẹp đi và chuyển màu vàng sau một thời gian xuất hiện. Nếu mụn bong sẽ để lộ nền da hồng hình tròn, có vảy bao quanh.
  • Nếu gãi thường xuyên hoặc chà xát quá mạnh, mụn vỡ ra, chảy nước, tạo cảm giác đau rát.
  • Bị tổ đỉa khi mang thai cho cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị bệnh.
  • Trong trường hợp không được điều trị kịp thời từ sớm, nốt mụn khi khô sẽ khiến da sần sùi, có màu vàng đục đặc trưng, gây mất thẩm mỹ.
  • Nếu bị viêm nhiễm, mụn nước hình thành do tổ đỉa sẽ có màu vàng đục, đồng thời vùng da bệnh sưng lên, xuất hiện các hạch bạch huyết, khi đó người bệnh sẽ liên tục bị sốt và mệt mỏi.

Bị tổ đỉa khi mang thai có gây nguy hiểm hay không?

Bị tổ đỉa khi mang thai có nguy hiểm không chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều người, vì mẹ bầu là đối tượng hết sức nhạy cảm, nếu không thận trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Theo các chuyên gia chia sẻ, tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, gây ra các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, vì vậy bạn có thể yên tâm là bệnh lý này không gây ra những biến chứng nặng nề như sinh non, hư thai hay dị tật bẩm sinh.

Bệnh lý này có thể di truyền từ mẹ sang con
Bệnh lý này có thể di truyền từ mẹ sang con

Tuy nhiên, tổ đỉa tiến triển dai dẳng, gây ngứa nhiều và tái phát liên tục, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt, chán ăn, mất ngủ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Những yếu tố này cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, một số trường hợp bé sinh ra bị nhẹ cân, sức đề kháng kém.

Thêm một điều bạn cần chú ý đó là tổ đỉa là bệnh lý có nguy cơ di truyền cao. Theo thống kê, nếu người mẹ hoặc bố bị tổ đỉa thì đứa con sinh ra có 8% cũng mắc bệnh này, ngoài ra, khi cả mẹ và bố cùng bị tổ đỉa thì tỷ lệ này lên đến 41%. Hơn nữa, bị tổ đỉa khi mang thai còn có khả năng di truyền cho con một số bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn, bệnh chàm,…

Do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, phải nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi có triệu chứng bất thường để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Cách điều trị hiệu quả cho bà bầu bị tổ đỉa

Có thể thấy, bệnh tổ đỉa không đe dọa tính mạng nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, vậy nên nếu bị tổ đỉa khi mang thai, bạn cần tìm cách điều trị phù hợp.

Trước khi đưa ra phương pháp chữa bệnh, bác sĩ thường chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, mức độ bệnh. Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát những biểu hiện lâm sàng trên da, vị trí, kích thước mụn nước và đặc điểm vùng da bệnh, đồng thời đặt câu hỏi về lối sống, sinh hoạt, thói quen, chế độ dinh dưỡng hàng ngày để xem xét mức độ ảnh hưởng.

Bác sĩ thường chẩn đoán lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ thường chẩn đoán lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Trong trường hợp bị bệnh tổ đỉa trước khi mang thai, mẹ bầu không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, ngược lại trước đó chưa từng bùng phát triệu chứng của tổ đỉa, bệnh nhân sẽ cần lấy mẫu xét nghiệm để loại trừ một số khả năng và chẩn đoán chính xác bệnh. Sau khi có kết quả, mẹ bầu được hướng dẫn phương pháp điều trị tốt nhất.

Áp dụng mẹo dân gian

Các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa có thể cải thiện khi áp dụng các mẹo dân gian tại nhà. Thông thường bị tổ đỉa khi mang thai sẽ ít được chỉ định dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó nếu thể bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa tiến triển nặng, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, trong khi vẫn cho hiệu quả tích cực.

Lá lốt

Lá lốt là vị thuốc phổ biến trong Đông y, có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh ngoài da. Người ta tìm thấy các hoạt chất, tinh dầu trong nguyên liệu này có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa những tổn thương, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da. Chữa tổ đỉa bằng lá lốt khá đơn giản và an toàn, do đó mẹ bầu có thể áp dụng để ngâm rửa giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, không bị sâu bệnh, héo úa, mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng.
  • Tiếp đến bạn vò nát là, cho vào nồi, thêm 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Mẹ bầu dùng nước lá lốt để ngâm rửa tay chân mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì cho đến khi các biểu hiện được đẩy lùi hoàn toàn.
Dùng lá lốt cho trường hợp bị tổ đỉa khi mang thai
Dùng lá lốt cho trường hợp bị tổ đỉa khi mang thai

Dùng lá trầu không

Lá trầu không là nguyên liệu khá lành tính, được dùng phổ biến trong trị tổ đỉa. Trầu không có chứa hàm lượng polyphenol khá dồi dào, cùng một số thành phần khác có khả năng kích thích tăng sinh collagen, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương. Đặc biệt lượng tinh dầu Eugenol trong nguyên liệu này khá lớn, cho khả năng sát trùng, khử khuẩn, hạn chế được tình trạng bội nhiễm ở vùng da bệnh. Bởi thế người ta thường ưu tiên chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không cho mọi đối tượng, bao gồm phụ nữ mang thai.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không, ngâm rửa cùng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sau đó vò nát.
  • Tiếp đến bạn đun sôi 2 lít nước, cho lá trầu không vào và đun thêm 5 phút nữa rồi đổ nước ra chậu, pha cùng ít nước lạnh để giảm nhiệt độ.
  • Bà bầu bị tổ đỉa dùng nước này để ngâm rửa tay chân, khoảng 15 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả cải thiện.

Sử dụng gừng tươi

Một trong những cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn, hiệu quả, được áp dụng nhiều đó là dùng gừng tươi. Gừng có vị ấm, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, tán phong hàn và giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy ở nguyên liệu này có rất nhiều thành phần có lợi, giúp ức chế sản sinh hoạt chất trung gian gây phản ứng viêm, đẩy lùi hoạt động của một số vi khuẩn, nấm men gây hại và giảm ngứa ngáy nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ và rửa sạch rồi thái lát.
  • Tiếp đến đun sôi 2 lít nước, thả gừng tươi vào đun thêm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
  • Bạn cho nước gừng ra chậu, phâ thêm 1 ít nước để giảm bớt độ nóng.
  • Dùng nước gừng ấm ngâm rửa tay chân trong vòng 15 phút, ngày 1 lần và thực hiện ít nhất 15 ngày.
Đun nước gừng ngâm rửa tay chân giúp giảm ngứa, sát trùng
Đun nước gừng ngâm rửa tay chân giúp giảm ngứa, sát trùng

Dùng thuốc khi cần thiết

Mặc dù được khuyến cáo không nên dùng thuốc Tây y ở giai đoạn mang thai vì gây ra nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết như cơ thể không đáp ứng với các biện pháp cải thiện tại nhà hoặc bệnh diễn biến nghiêm trọng, ngứa ngáy dữ dội, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc trị tổ đỉa.

Một số thuốc trị tổ đỉa dùng cho phụ nữ mang thai được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Nếu tổ đỉa gây ngứa ngáy nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng, kiểm soát triệu chứng thực thể trên da như Terfenadin, Cetirizin, Mizolastine hoặc Loratadin.
  • Thuốc bôi chứa kẽm: Nhóm thuốc bôi tổ đỉa này có khả năng sát trùng, làm dịu da, khắc phục tình trạng viêm nhiễm rất tốt, đặc biệt được đánh giá là an toàn với cơ thể người dùng. Do vậy những trường hợp bị tổ đỉa khi mang thai hoàn toàn có thể sử dụng.

Một số lưu ý phòng ngừa và cải thiện bệnh nhanh chóng

Bệnh tổ đỉa thường xuyên tái phát gây khó chịu, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Do tổ đỉa hình thành từ nhiều yếu tố ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể nên nếu muốn phòng ngừa, đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày, giữ cho da tay, chân luôn sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế nguy cơ bị vi khuẩn, vi nấm tấn công.
  • Chọn quần áo, giày dép vừa vặn, chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Nên dùng kem dưỡng ẩm cho vùng da bị tổ đỉa, nhất là ở trong giai đoạn bong tróc nhằm tăng sinh collagen, giúp mềm da, làm dịu tổn thương.
  • Không tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như nước tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm chứa thành phần hóa học, lông động vật, nước hoa. Khi làm việc nhà phải đeo đồ bảo hộ.
  • Không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổ đỉa vì hành động này khiến nốt mụn dễ vỡ, gây cảm giác đau rát, tăng khả năng lây lan ra khắp cơ thể và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng với các bài tập như thiền, yoga, đi bộ để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước để tăng sức đề kháng
Mẹ bầu nên uống nhiều nước để tăng sức đề kháng
  • Kiểm soát tâm trạng của bản thân, tránh căng thẳng, áp lực vì đây chính là nguyên nhân làm tăng khả năng bị tổ đỉa.
  • Bà bầu nên chú ý đến thực đơn dinh dưỡng của mình, ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin A, C, ưu tiên lựa chọn rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein.
  • Hạn chế ăn hải sản, đồ sống, thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, chua, cay hoặc món ăn làm tăng nguy cơ dị ứng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe hay thuốc lá vì chúng vừa tăng nguy cơ bị tổ đỉa, vừa làm giảm sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ngay khi phát hiện những bất thường cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và gợi ý cách cải thiện phù hợp, bạn không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

Bị tổ đỉa khi mang thai mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó bạn không được chủ quan, phải đến cơ sở y tế thăm khám cũng như tìm biện pháp điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng về sau.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua