Bị đau dạ dày nên làm gì? Cách giảm đau hiệu quả tại nhà

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa. Tình trạng đau thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị đau dạ dày nên làm gì, có cách nào giúp giảm đau hiệu quả ngay tại nhà? 

Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau hiệu quả
Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau hiệu quả

Bị đau dạ dày nên làm gì?

Các triệu chứng của đau dạ dày như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khi bị đau dạ dày nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để giảm cơn đau nhanh chóng.

Ăn uống khoa học

Để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và điều độ.

Về cách ăn:

  • Không ăn quá no: Vì tình trạng này sẽ làm cho dạ dày bị căng phồng, sinh ra các loại axit có hại gây đau dạ dày.
  • Đảm bảo ăn uống vệ sinh: Để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, không ăn nhanh nuốt vội hoặc vừa ăn vừa làm việc.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ: Bạn phải luôn đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ dù không cảm thấy đói.
  • Không để dạ dày đói quá lâu: Dễ tạo điều kiện cho các axit trong dạ dày tiết ra ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Không nên vừa ăn vừa uống: Thay vào đó bạn nên uống nước 30 phút trước khi ăn và sau khi ăn chỉ nên uống một ngụm nước nhỏ.

Các loại thực phẩm nên ăn: 

  • Chuối: Là loại quả có lợi cho dạ dày, giúp trung hòa lượng axit vượt ngưỡng, giảm nguy cơ đau dạ dày. Đặc biệt, trong chuối có chất pectin, đây chính là dạng chất xơ hòa tan hỗ trợ giảm chứng táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
  • Táo: Trong táo cũng có chứa pectin giúp cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều vitamin và chất khoáng giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Đu đủ: Thân thiện với dạ dày, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón ở người bị đau dạ dày. Đu đủ còn chứa enzyme papain và chymopapain làm thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh để xoa dịu dạ dày.
  • Bánh mì: Đây là loại thực phẩm cung cấp chất xơ giúp kích thích tiêu hóa trong dạ dày. Hơn nữa, bánh mì còn giúp ngăn chặn viêm loét hay trào ngược dạ dày nhờ công dụng thấm hút lượng axit dư thừa.
  • Sữa chua: Giúp tăng lượng vi sinh tốt trong thành ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, bạn nên chọn sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường sẽ tốt cho dạ dày hơn.
  • Đậu bắp: Chứa nhiều vitamin như C, E, B, đặc biệt là chất nhầy trong đậu bắp có phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó giúp làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương niêm mạc.
Sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt, hỗ trợ tiêu hóa.
Sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt, hỗ trợ tiêu hóa.

Bị đau dạ dày không nên ăn những loại thực phẩm sau: 

  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm bạn khó tiêu.
  • Ăn ít thực phẩm muối như cà, dưa muối, thịt hun khói,… vì những loại đồ ăn này sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày trong việc tiêu hóa.
  • Kiêng đồ ăn cay vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nóng rát, khó chịu, có thể làm vết viêm loét lan rộng hơn và làm cho tình trạng đau dạ dày ngày càng nặng hơn.
  • Bia, rượu và các đồ uống có cồn, chất kích thích khác đều là những thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên tránh xa vì chúng chính là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.

Nên nằm nghiêng bên trái

Nghe có vẻ lạ, nhưng thực chất tư thế ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày. Theo lời khuyên của các chuyên da, bạn nên nằm nghiêng sang bên trái để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Lý giải điều này là do cấu tạo của dạ dày có hình chữ J, nên nằm nghiêng sang trái giúp tuyến tụy và dạ dày sẽ thấp hơn thực quản. Vì vậy mỗi khi bạn bị đau bao tử nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để hạn chế cơn đau, giúp bạn thoải mái hơn.

Tập thể dục điều độ

Nhiều người đều có thắc mắc chung là bị đau dạ dày thì có được tập thể dục, chạy bộ hay không. Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn nên luyện tập điều độ, đúng cách để không làm cho tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

  • Lưu ý không tập thể dục khi vừa ăn xong.
  • Hạn chế chơi các môn thể thao vận động mạnh, nhanh như bóng đá, chạy nhanh.
  • Nên dành ra mỗi ngày 30 phút để chạy nhẹ nhàng hoặc đi bộ để giúp giảm căng thẳng, điều hoạt hoạt động và kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn.
  • Trước khi tập luyện nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng

Một số cách khác giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn kèm theo đầy hơi, chướng bụng táo bón, buồn nôn và nôn đặc biệt là khi đói có thể kéo dài vài tiếng, thậm chí vài ngày, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, người bệnh cũng cần dùng thêm các loại thuốc cùng mẹo chữa trong dân gian.

Giảm đau bằng mẹo dân gian

Khi bị đau dạ dày bạn có thể áp dụng các cách giảm đay bằng mẹo dân gian dưới đây:

  • Chườm ấm: Bên cạnh uống nước ấm bạn có thể sử dụng túi chườm để lưu thông máu đến vùng bụng giúp giảm đau. Có 2 cách chườm ấm: Cách thứ nhất là dùng nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc khăn rồi chườm lên bụng; Cách thứ hai là chườm bằng muối, rang muối hột rồi cho vào khăn để chườm.
  • Massage vùng bụng: Bạn lấy tay xoa quanh rốn theo chiều chiều kim đồng hồ từ 5-10 phút. Động tác này giúp tăng tuần hoàn máu, làm dịu các cơn co bóp ở dạ dày, kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Tinh bột nghệ với mật ong: Bột nghệ có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Trong khi đó mật ong chứa loại protid có tên defensin-1 như một loại kháng sinh tự nhiên. Bạn pha 3 thìa mật ong với 2 thìa tinh bột nghệ sau đó trộn đều lên, nên dùng sau bữa ăn 30 phút và sử dụng thường xuyên để đạt hiệu quả.
  • Uống trà hoa cúc: Cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa làm giảm mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu chất chống oxy trong trà hoa cúc sẽ làm giảm axit trong dịch vị, ngăn ngừa viêm loét, làm giảm cảm giác buồn nôn, nhờ đó giảm tần suất cơn đau.
  • Uống trà gừng: Gừng có tính sát khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Bạn đem 1 củ gừng cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng rồi cho vào cốc đổ khoảng 200ml nước sôi, đậy nắp kín khoảng 10 phút và uống khi còn ấm. Bạn nên uống vào buổi sáng duy trì thường xuyên để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Chườm ấm bụng có thể làm giảm cơn đau dạ dày
Chườm ấm bụng có thể làm giảm cơn đau dạ dày

Sử dụng viên uống giảm đau

Để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả do đau dạ dày gây ra bạn có thể sử dụng một số loại viên uống giảm đau:

Thuốc kháng axit: 

  • Làm trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu, đau dạ dày.
  • Một số thuốc trung hòa dạ dày như: Magnesia, Alternagel, Gelusil, Maalox, Amphojel,… Nên sử dụng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo trên bao bì. Đối với dạng viên nên nhai kỹ trước khi nuốt, đối với dạng lỏng nên lắc đều trước khi uống.
  • Nên uống thuốc ngay bữa ăn hoặc khi xuất hiện cơn đau.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Làm tăng tiết nhầy để bảo vệ dạ dày, bảo vệ những tổn thương do axit gây ra.
  • Một số thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sucralfate, Bismuth, Rebamipide,…
  • Uống theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý đối với người có bệnh lý về đường tiêu hóa nên sử dụng thuốc trước khi ăn 15-30 phút.

Thuốc kháng sinh: 

  • Giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, đây chính là loại vi khuẩn gây ra chứng đau dạ dày.
  • Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng như: Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazole, Tetracyclin,…
  • Nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ cùng phác đồ điều trị đau dạ dày, do vi khuẩn HP có thể phải sử dụng kèm với loại kháng sinh khác cùng với thuốc kháng axit.

Viên uống giảm đau dạ dày Healthy Care Turmeric 3000:

  • Hỗ trợ điều trị giảm đau dạ dày hiệu quả đồng thời làm giảm các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn,… Giúp tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, làm lành các vết thương ở niêm mạc.
  • Thành phần gồm: Equiv. to dry rhiz (3.1mg), Curcuma longa (155g), Curcumin (100mg).
  • Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng Healthy Care Turmeric 3000 như sau: Uống 3 viên/ngày chia thành 3 lần, người bệnh nên uống sau bữa ăn.
Viên uống giúp giảm đau dạ dày Healthy Care Turmeric 3000
Viên uống giúp giảm đau dạ dày Healthy Care Turmeric 3000

Những lưu ý khi bị đau dạ dày

Để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau dạ dày “hành hạ” bạn, cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Duy trì thói quen ăn uống đúng cách, khoa học.
  • Nên đi bộ nhẹ nhàng thay cho các bài tập vận động mạnh.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia và thuốc lá và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Không nằm sau khi vừa ăn xong.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Không thường xuyên thức khuya hoặc dậy quá sớm.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái vì stress cũng khiến cho bệnh đau dạ dày tồi tệ hơn.
  • Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc Đông y để giảm các cơn đau, nhưng cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn kết hợp với các thuốc khác.
  • Trường hợp tình trạng đau dạ dày xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu suy giảm mặc dù đã sử dụng thuốc, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau dạ dày là bệnh lý phổ thông nhưng người bệnh cũng không được quá chủ quan. Với những thông tin hữu ích trên, mong rằng bạn đã có những kiến thức để biết khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm cơn đau hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị đau dạ dày ăn phở được không và cần lưu ý những gì?

Phở là món ăn ngon được đại đa số người dân Việt Nam ưa thích và thường sử dụng cho bữa sáng. Tuy nhiên, không…
Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối để tốt cho sức khỏe

Đau dạ dày có nên ăn chuối và ăn thế nào cho đúng cách?

Chuối là một loại quả quen thuộc, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đây cũng là thức quả được rất nhiều…
Lượng chất xơ ở khoai lang không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn hỗ trợ điều hòa tiết dịch vị dạ dày

Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Có gây hại gì không?

Khoai lang là một món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình, hơn nữa loại thực phẩm này lại có lợi cho hệ…

Giải đáp thắc mắc bị đau dạ dày ăn xoài được không?

Trái cây chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, cần đặc…
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn vào thời điểm nào?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua? Ăn Vào Thời Điểm Nào?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có tốt cho dạ dày hay không? Ăn vào những thời điểm nào?...Đây là những vấn đề…

Bệnh đau dạ dày có ăn được cà chua không? Vì sao?

Những thực phẩm chua, cay nóng thường không tốt cho người bị đau dạ dày, gây ra tình trạng đau rát, viêm loét. Chính vì…
Đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi

Người bị bệnh lý đau dạ dày có nên ăn xôi không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên nhiều người có chung thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn xôi…

Đau bao tử ăn khổ qua được không, cần lưu ý những gì?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, vì thế có rất nhiều thắc mắc…